Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người dân miền Tây lễ chùa cầu bình an ngày đầu năm mới

Kinhtedothi - Sáng 22/1 (mùng 1 Tết), cũng như bao vùng quê khác của người Việt, người dân sông nước miền Tây coi ngôi chùa là nơi gửi gắm tâm linh, đặc biệt dịp đầu năm, họ đến viếng chùa cầu bình an, sức khỏe nhân dịp đầu năm mới.

Vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những ngôi chùa đẹp và linh thiêng như: chùa Nam Nhã, Chùa Ông (Cần Thơ); miếu Bà Chúa Xứ, chùa Vạn Linh, chùa Hang, chùa Tây An Cổ Tự (An Giang); chùa Phật lớn; chùa Phổ Minh, chùa Tam Bảo, chùa Phú Dung (Kiên Giang)... 

Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng nghìn năm qua.

Ghi nhận của phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, sáng ngày 22/1 (mùng 1 Tết) tại chùa Ông ở bến Ninh Kiều (TP Cần Thơ), đông đúc người dân đến viếng chùa, cầu bình an nhân dịp đầu năm mới.

Từ sáng sớm, tại chùa Ông (tại Bến Ninh Kiều, TP Cần Thơ) đã tấp nập người dân đến lễ chùa đầu năm.
Người ra vào thắp hương cầu may mắn đầu năm.
Trong tâm thức của người Việt Nam từ bao đời nay, Tết không chỉ mang ý nghĩa tạm biệt năm cũ, chào đón năm mới mà còn mang đậm tính tâm linh, tín ngưỡng. Ngoài phong tục thờ cúng tổ tiên, người dân thường đi lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình với mong muốn những điều tốt đẹp nhất trong năm mới.
Người dân Cần Thơ có lệ viếng chùa Ông vào phút giao thừa hay sáng mùng 1 Tết, thắp nén hương tống tiễn năm cũ, với lòng thành và niềm ước vọng về một năm mới, mang theo nhiều vận hội tốt đẹp cho bản thân và gia đình. 
Chùa Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 hoàn thành, trên diện tích 532m2. Hầu hết các vật liệu để xây chùa đều được đưa từ Quảng Đông sang.
Đây là ngôi chùa hiếm hoi của Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung còn giữ nguyên trạng cổ kính và giá trị nghệ thuật kiến trúc với những ý nghĩa tín ngưỡng đặc trưng từ khi xây dựng đến nay.
Ngoài chùa Ông, tại chùa Phật Học trên đường Đại lộ Hòa Bình (quận Ninh Kiều), đông đúc người dân vào viếng chùa, cầu mong năm mới mọi việc tốt lành, bình an.

Người dân đến chùa không chỉ để cầu mong sức khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát tài, phát lộc... mà đó còn là nơi sinh hoạt văn hóa. Chị Thanh Tâm (Kiên Giang) cho biết: "Năm nào cũng vậy, gia đình tôi ngay sau khi đón giao thừa là cùng nhau đi viếng chùa. Có những ngôi chùa trang trí đẹp lung linh với những sắc màu, trở thành điểm check in của giới trẻ".

MỘt bạn trẻ đang "thử sức" với bức thư pháp tại một ngôi chùa ở Kiên Giang trong đêm Giao thừa
Và cùng xin chữ tốt lành, ý nghĩa đầu năm trong chùa.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

Tự hào những phụ nữ “Ba đảm đang”

30 Apr, 04:42 PM

Kinhtedothi - Tròn 60 năm phong trào “Ba đảm đang” ra đời (1965 - 2025), các thế hệ phụ nữ Hà Nội luôn phát huy truyền thống “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

Chuyện về người lính biệt động Cà Mau ngày giải phóng

30 Apr, 03:21 PM

Kinhtedothi – Sau bao năm vào sinh ra tử, chứng kiến những đồng đội thân yêu lần lượt ngã xuống trong những trận đánh, người lính biệt động Lâm Anh Lữ vỡ òa hạnh phúc khi cùng đoàn quân tiếp quản thị xã Cà Mau vào Ngày đại thắng 30/4/1975.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ