Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, tết và nghỉ hàng năm?

Kinhtedothi – Người lao động Việt Nam được 11 ngày nghỉ lễ, tết trong một năm; trường hợp người lao động đi làm việc ngày tết thì được trả lương theo quy định với mức ít nhất bằng 300%, chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương ngày.

Hỏi: Tôi vừa tham dự Phiên giao dịch việc làm và trúng tuyển vào một công ty ở Hà Nội. Theo quy định, mỗi năm, người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày lễ, tết và mấy ngày nghỉ hàng năm? Trường hợp, người lao động không nghỉ tết mà đi làm có được tính thêm lương?

Lê Hải Hà, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Đáp: Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau:

Tết Dương lịch: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch)

Tết Âm lịch: Người lao động nghỉ 5 ngày

Ngày Chiến thắng: Người lao động nghỉ 1 ngày

Ngày Quốc tế lao động: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch)

Quốc khánh: Người lao động nghỉ 2 ngày (2 tháng 9 dương lịch và 1 ngày liền kề trường hoặc sau)

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: Người lao động nghỉ 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch)

Đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 1 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 1 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết trong một năm. Riêng lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được nghỉ tổng cộng 13 ngày lễ, tết. Tất cả ngày nghỉ lễ, tết, người lao động đều được hưởng nguyên lương.

Người lao động có tổng cộng 11 ngày nghỉ lễ, tết trong một năm. Ảnh: Phạm Hùng.

Nếu người lao động không nghỉ ngày lễ, tết mà vẫn đi làm thì được tính là làm thêm giờ theo như quy định tại Điều 55, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định về tiền lương làm thêm giờ:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 của Bộ luật Lao động năm 2019 và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm.

Lưu ý: 300% này là chưa bao gồm tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức:

Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm.

Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với nghỉ hằng năm, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

+ 12 ngày làm việc đối với người lao động làm công việc trong điều kiện bình thường;

+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Trường hợp do thôi việc, bị mất việc mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.

Người lao động có ngày nghỉ hàng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc. Người lao động cứ đủ 5 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm tương ứng 1 ngày.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

Phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới cho người lao động

18 Apr, 03:14 PM

Kinhtedothi - Sáng 18/4, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Công đoàn ngành Giao thông tận tải Hà Nội tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “phổ biến Luật Thủ đô, Luật Công đoàn và những chính sách mới liên quan đến người lao động”.

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

Ninh Bình: Đồng hành cùng người yếu thế

15 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Những viên gạch, ngày công lao động, diện tích đất đủ để xây nhà… đã trở thành sức mạnh để kiến tạo một tương lai tươi sáng hơn cho người nghèo gặp khó khăn về nhà ở tại Ninh Bình.

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

Nâng cao chất lượng công vụ, tạo thêm đột phá

14 Apr, 05:43 AM

Kinhtedothi - Việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với phương châm “trên trước, dưới sau”; “trong trước, ngoài sau”, đề cao trách nhiệm nêu gương tự giác học trước, làm theo trước của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp, cán bộ, đảng viên đã tạo ra hiệu quả trong thực tiễn.

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

Khát nhân lực ngành Sư phạm khoa học tự nhiên

13 Apr, 06:03 AM

Kinhtedothi - Trong khối ngành đào tạo giáo viên hiện nay, cử nhân Sư phạm khoa học tự nhiên là một trong những ngành hot nhất bởi nhiều năm qua, giáo dục cả nước vẫn đứng trước thực trạng thiếu trầm trọng giáo viên dạy môn tích hợp khoa học tự nhiên cấp THCS.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ