Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam: Nhiều tồn tại cần khắc phục

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", trong 6 tháng đầu năm 2010, các doanh nghiệp đã tổ chức 68 đợt bán hàng về nông thôn, thu hút gần 4,8 triệu lượt người tiêu dùng; Doanh thu bán hàng đạt trên 1.467 tỷ đồng;

KTĐT - Hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", trong 6 tháng đầu năm 2010,các doanh nghiệp đã tổ chức 68 đợt bán hàng về nông thôn, thu hút gần 4,8 triệu lượt người tiêu dùng; Doanh thu bán hàng đạt trên 1.467 tỷ đồng;

Đã có tới 58% người tiêu dùng quan tâm đến hàng Việt. Tuy nhiên, để cuộc vận động này trở nên sâu rộng vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục. Đó là nhận định của nhiều đại biểu tạiHội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2010 triển khaicuộcvậnđộng "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", do Bộ Công thương tổ chức ngày 22/7.

 

Còn mang tính hình thức


Mặc dù đã thu được một số kết quả nhưng thực tế cho thấy tại nhiều nơi, cuộc vận động vẫn còn mang tính hình thức, chưa tạo sự tham gia sâu rộng của các doanh nghiệp. Tại nhiều địa phương, mặc dù các Sở công thương đã chủ động xây dựng chương trình hành động riêng cho địa phương mình nhưng vẫn còn mang tính riêng lẻ, độc lập, chưa gắn kết cho nên chưa phát huy hết sức mạnh của các địa phương lân cận. Hoạt động tổ chức hội chợ, triển lãm chưa thu hút được các doanh nghiệp có thương hiệu mạnh tham gia, chưa kết nối được giữa sản xuất phân phối và tiêu dùng. Thậm chí mới chỉ dừng lại ở lĩnh vực trưng bày, giới thiệu hoặc bán buôn, bán lẻ hàng hóa thuần túy mà chưa gây dựng được thương hiệu Việt cho người tiêu dùng.


Thứ trưởng Bộ Công thương, Hồ Thị Kim Thoa cũng thừa nhận:Có tính trạng này là do năng lực của một số doanh nghiệp nội địa còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước cả về số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả, chưa cạnh tranh được với hàng nhập ngoại, đặc biệt là vật tư, thiết bị chuyên ngành phục vụ sản xuất... Bên cạnh đó, bản thâncácdoanhnghiệpchưachútrọngđếncông tác nghiêncứuthịtrường,hỗtrợxâydựngsản phẩm thương mạipháttriển trên thịtrườngnội địa. Nhiều doanhnghiệpcòn thiếu kinh nghiệm, kỹ năngbánhàng, xúctiến thương mạivà chămsóckhách hàng… nênhiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại chưa cao. Nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến thị trường nội địa, nhất là các doanh nghiệp xuất khẩu.


Không chỉ có vậy, theo bà Vũ Kim Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp (BSA): Trong hoạt động đưa hàng về nông thôn vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp còn lợi dụng khuyến mại để thực hiện hành vi gian lận thương mại, tiêu thụ các mặt hàng tồn kho, hàng quá đát… làm ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng, từ đó làm giảm đi ý nghĩa thiết thực của cuộc vận động. Bà ĐỗThuýHương, đạidiệnTổng côngtyĐiệntử vàTinhọc nêu vấn đề:Saugần 1 nămtriển khaicuộcvậnđộng thế nhưnghàngViệt có chất lượngtốt, giácả hợplý vẫnchưathựcsựhấpdẫnvànằm trong sựlựa chọn của ngườitiêu dùng nhất là các cơ quan nhà nước? BàHươngdẫn chứng: Mặc dù Bộ Công thương đã ban hành danh mục hàng hoákhông thiết yếu, hàng hoá trong nướcsản xuất được hạn chế nhậpkhẩu. Nhưng nhiều bệnhviện, cơsở y tế vẫnlựachọn sản phẩmngoạinhập với giá đắt hơn gấp hàng chụclần. Như vậy, phảichăng do các biện pháp giámsát, quản lý, xửphạt viphạmchưa được tiến hành triệt để, có hệ thống nên sự chấp hành chưanghiêm, gâykhókhăncho cácdoanhnghiệpnội…


Để cuộc vận động lan tỏa rộng


Ông Nguyễn Thắng Hải - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại - Bộ Công thương cho rằng, chúng ta không thể đổ lỗi hoàn toàn cho người tiêu dùng căn bệnh “sính" hàng ngoại, nếu bản thân các doanh nghiệp trong nước chưa đưa ra được thị trường những mặt hàng chất lượng, giá cả cạnh tranh. “Tôi nhận thấy người dân đã có ý thức ưu tiên hàng Việt, và cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam của Bộ Chính trị phát động đã có tác động tới ý thức của người dân. Nhưng điều căn bản là các doanh nghiệp phải cung cấp đủ lượng hàng hóa, chất lượng đảm bảo", ông Hải nhận định.


Nhằm tạo ra một sự lan tỏa mạnh mẽ trong việc hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", ông Trương Quang Hoài Nam - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương) cho rằng: Yếu tố làm hàng hóa trong nước sản xuất cao hơn hàng ngoại nhập là do lãi suất ngân hàng còn cao, tỷ giá hối đoái chưa phù hợp. Để hàng Việt Nam giảm giá thành, Nhà nước cần có cơ chế, chính sáchgiảm thiểu chi phí sản xuất, lưu thông hàng hóa. Bên cạnh đó, cần có một cơ chế chính sách rõ ràng để cuộc vận động đến với từng người tiêu dùng, từng người dân, chứ không chung chung, hình thức. Trước hết là tập trung sản xuất ra hàng hóa đảm bảo đúng yêu cầu với giá thành cạnh tranh. Xây dựng bản đồ hệ thống phân phối ở Việt Nam phù hợp với điều kiện mở cửa hệ thống bán lẻ theo cam kết gia nhập WTO từ 1/1/2009 giúp hàng hóa Việt Nam có thể bám rễ vững chắc tại thị trường nội địa. Ngoài ra, Ban Chỉ đạo cuộc vận động cần đề xuất, xây dựng các phương án cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng được vay vốn ưu đãi; xây dựng phương án hoạt động thống nhất từ đó tránh được tình trạng tổ chức riêng lẻ của cácđịa phương.