Người Việt tìm thông tin gì trên mạng?
Kinhtedothi – Mới đây, Cốc Cốc đã công bố Báo cáo Xu hướng Tìm kiếm quý II/2025, từ đó cho thấy những chuyển động rõ nét trong mối quan tâm của người Việt trên không gian mạng – từ thời sự, chính sách đến công nghệ và đời sống số.
Sáp nhập tỉnh thành: Từ chính sách đến tâm điểm xã hội
Sự kiện Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp lại 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh đã tạo nên một làn sóng quan tâm lớn. Theo Cốc Cốc, lượng tìm kiếm cụm từ "sáp nhập tỉnh thành" tăng 100%, trong khi “bản đồ hành chính mới” tăng đến 172%.
Điều này cho thấy người dân cả nước đang chủ động cập nhật thông tin và tra cứu lại địa giới hành chính, phản ánh sự quan tâm sâu sắc đến các thay đổi có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và quản lý địa phương.

“Concert quốc gia” và làn sóng lịch sử hiện đại
Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/2025) chứng kiến mức tăng tới 4.059% của các từ khóa liên quan đến diễu binh, diễu hành. Đáng chú ý, cụm từ “concert quốc gia” – do cộng đồng mạng trẻ sáng tạo để mô tả lễ diễu binh – lan truyền mạnh mẽ, cho thấy cách người trẻ tiếp cận các sự kiện lịch sử theo hướng gần gũi và hiện đại hơn.
Bên cạnh đó, lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng tại Nga vào 9/5/2025 – với lần đầu tiên Quân đội Nhân dân Việt Nam diễu binh tại Quảng trường Đỏ – cũng ghi nhận mức tăng tìm kiếm 14.031%, đánh dấu một sự kiện được người dân đặc biệt quan tâm.
Chính sách thuế và tài chính cá nhân trở thành "từ khóa nóng"
Một loạt chính sách tài khóa mới đã đẩy hàng loạt từ khóa lên top tìm kiếm trong quý II/2025. “Truy thu thuế” tăng 44%, “giảm thuế GTGT” tăng 82%, và đặc biệt “thuế chuyển khoản cá nhân” tăng 267%. Đáng chú ý nhất là cụm từ “sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán” – tăng 41% – gắn liền với việc Nghị định 117/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 1.7.2025. Theo đó, các sàn TMĐT sẽ khấu trừ và nộp thuế VAT, thuế TNCN thay cho người bán.
Đồng thời, quy định “chi tiêu tiền mặt dưới 5 triệu được khấu trừ thuế GTGT” cũng khiến lượng tìm kiếm tăng 764%, phản ánh sự quan tâm mạnh mẽ của cả cá nhân và doanh nghiệp đến việc tuân thủ pháp luật trong bối cảnh tài chính ngày càng minh bạch.
Khi người Việt tìm về mạng xã hội nội địa
Trong quý II/2025, sự cố "ChatGPT sập" khiến lượng tìm kiếm cụm từ này tăng 133%, cho thấy mức độ phụ thuộc ngày càng lớn vào công cụ AI. Sự kiện “Telegram bị cấm tại Việt Nam” ghi nhận mức tăng kỷ lục 810% về tìm kiếm, đẩy người dùng đi tìm các nền tảng thay thế – trong đó có các mạng xã hội nội như Lotus.
Xu hướng này không chỉ thể hiện nhu cầu tìm kiếm các nền tảng tuân thủ pháp luật trong nước, mà còn phản ánh sự ủng hộ ngày càng lớn với công nghệ “Make in Vietnam”. Người dùng dần chuyển sang ưu tiên sản phẩm nội địa – một bước chuyển trong nhận thức số.
AI: Từ đối thoại sang sáng tạo
Mặc dù Grok 3 và Gemini AI ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể về tìm kiếm (lần lượt 238% và 67%), nhưng người Việt Nam đang có xu hướng dịch chuyển mạnh sang các nền tảng AI chuyên biệt. Các công cụ như Leonardo AI, Remaker AI, Pixverse AI và Veo3 được tìm kiếm nhiều nhờ khả năng tạo video, thay đổi khuôn mặt, huấn luyện mô hình cá nhân hóa. Điều này cho thấy người dùng không còn dừng lại ở trò chuyện đơn thuần, mà kỳ vọng vào những công cụ ứng dụng trực tiếp trong công việc sáng tạo, giải trí và sản xuất nội dung.

Vụ "Kẹo rau củ Kera" lên xu hướng tìm kiếm do những vi phạm nghiêm trọng
Kinhtedothi - Lượng tìm kiếm trên mạng của người Việt trong quý I/2025 tập trung mạnh mẽ vào các sự kiện chính trị xã hội quan trọng như tinh gọn bộ máy, sáp nhập các tỉnh, TP... Ngoài ra, vụ "lùm xùm" "kẹo rau củ Kera" cũng lên xu hướng tìm kiếm do những sai phạm nghiêm trọng.

ChatGPT được tích hợp tính năng tìm kiếm mới
Kinhtedothi - Mới đây, OpenAI vừa tích hợp tính năng tìm kiếm mới trên ChatGPT.

Cách tìm kiếm hình ảnh thông minh với với Apple Intelligence
Kinhtedothi - Trong bản cập nhật iOS 18.1 mới nhất, Apple đã mang đến một tính năng tìm kiếm hình ảnh thông minh đột phá với Apple Intelligence.