Nguồn gốc lưỡng hổ trang trí tại hồ Hoàn Kiếm đón năm Nhâm Dần 2022

Công Thọ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Công trình trang trí “Lưỡng Hổ chầu kỳ” bên Hồ Gươm nhận được nhiều lời khen bởi thiết kế sử dụng hình tượng Thần Hổ và mây ngũ sắc trong tranh dân gian Hàng Trống, vẫn giữ được sự oai linh và thanh cao nhưng cũng sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân.

Những ngày gần đây, người dân Thủ đô khi ghé qua góc ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay bên hồ Hoàn Kiếm tỏ thích thú, ngắm nhìn, chụp ảnh bên công trình trang trí “Lưỡng Hổ chầu kỳ” (hai hổ chầu vào cờ hội).

Đây là công trình trang trí tại bờ hồ Hoàn Kiếm chào mừng Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Công trình sử dụng chất liệu composite, khung thép, mica, đèn led. Kích thước: cao đỉnh cờ 4,5m, rộng bệ mây 6m x 1,25m.

Công trình trang trí “Lưỡng Hổ chầu kỳ” (hai hổ chầu vào cờ hội) màu sắc rực rỡ, bắt mắt, nổi bật giữa các tiểu cảnh đón năm mới Nhâm Dần 2022
Công trình trang trí “Lưỡng Hổ chầu kỳ” (hai hổ chầu vào cờ hội) màu sắc rực rỡ, bắt mắt, nổi bật giữa các tiểu cảnh đón năm mới Nhâm Dần 2022

Thiết kế sử dụng hình tượng Thần Hổ và mây ngũ sắc trong tranh dân gian Hàng Trống. Thần Hổ biểu thị sự oai linh. Mây trong tranh Hàng Trống mang tính cách điệu cao, vừa có tính chất nhẹ, bay, vừa mang vẻ thoát tục. Chính vì vậy, hình tượng Thần Hổ ngự trên bệ mây mang nghĩa oai linh và thanh cao. Gam màu đỏ, vàng nâu biểu thị tinh thần năm mới vàng son rực rỡ.

Điều đáng nói, hình tượng Thần Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống đã được các nhà thiết kế chuyển đổi một cách khéo léo để tạo thành công trình trang trí mừng xuân Nhâm Dần “vẫn giữ được sự oai linh nhưng cũng sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân”.

Trong tín ngưỡng của người Việt, hổ được xem là linh vật có sức mạnh, oai linh. Trong các dòng tranh dân gian Việt Nam, hổ là nhân vật đặc biệt, được nhiều nghệ nhân sáng tạo phong phú, đa dạng. Trong đó, nổi tiếng có thể kể đến tranh dân gian Hàng Trống, Hà Nội.

Trong tranh dân gian Hàng Trống, mắt Thần Hổ tròn quắc lên 
Trong tranh dân gian Hàng Trống, mắt Thần Hổ tròn quắc lên 
Tạo hình hai chú hổ trong công trình trang trí tại hồ Hoàn Kiếm có mắt hiền hơn nhưng vẫn oai linh, lại vừa sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân
Tạo hình hai chú hổ trong công trình trang trí tại hồ Hoàn Kiếm có mắt hiền hơn nhưng vẫn oai linh, lại vừa sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân

Theo các nhà nghiên cứu, về mặt tạo hình, có lẽ những chú hổ trong tranh dân gian Hàng Trống đạt đến độ tinh tế nhất so với tất cả các dòng tranh. Từ dáng điệu, đường nét, cho đến thần thái hổ đều toát ra vẻ uy linh nghiêm cẩn.

Với đôi mắt mở lớn, tròn và xanh, thân hình uyển chuyển cùng những vằn lông, những con hổ như được đúc kết từ kinh nghiệm quan sát của các nghệ nhân về linh vật này trong thực tế để rồi nhân cách hóa, cách điệu hóa để trở thành “uy hổ thần tướng” oai phong lẫm liệt.

Những chú hổ trong tranh dân gian Hàng Trống chỉ đẹp về mặt thị giác mà như còn chứa đựng vẻ tâm linh.

Tạo hình hai chú hổ trong công trình trang trí tại hồ Hoàn Kiếm có mắt hiền hơn nhưng vẫn oai linh, lại vừa sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân
Tạo hình hai chú hổ trong công trình trang trí tại hồ Hoàn Kiếm có mắt hiền hơn nhưng vẫn oai linh, lại vừa sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân

Tuy nhiên, để phù hợp với không khí xuân, trang trí tại nơi công cộng, hình tượng Thần Hổ trong tranh dân gian Hàng Trống đã được các nhà thiết kế tạo hình một cách khéo léo để tạo thành công trình trang trí “vẫn giữ được sự oai linh nhưng cũng sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân”.

Các nhà thiết kế đã vẽ mắt Thần Hổ hiền hơn. Cụ thể, trong tranh dân gian, mắt Thần Hổ tròn quắc lên nhưng ở hai chú hổ trong công trình trang trí mắt rất hiền nhưng vẫn vẫn oai linh, lại vừa sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân.

Phối cảnh ban đêm, hai chú hổ oai linh nhưng vẫn hiền hòa, trẻ trung sinh động
Phối cảnh ban đêm, hai chú hổ oai linh nhưng vẫn hiền hòa, trẻ trung sinh động

Thiết kế này đã nhận được nhiều lời khen ngợi của giới chuyên môn cũng như người dân bởi “năm mới mà làm hình tượng hổ dữ quá không được mà hổ cười cũng không hợp".

Do vậy, thiết kế hình tượng hổ vẫn giữ được sự oai linh nhưng cũng sinh động, trẻ trung phù hợp với không khí xuân của các nhà thiết kế công trình “Lưỡng Hổ chầu kỳ” được nhận xét là hài hòa, khéo léo.

 

Các tác phẩm, công trình trang trí đậm chất dân gian truyền thống "Mừng Đảng, mừng xuân Nhâm Dần 2022" tại địa bàn Hoàn Kiếm

💐 Tác phẩm "Mừng Đảng, mừng xuân" được thiết kế với biểu tượng chính là cờ Đảng, cờ Tổ quốc trên nền hình tượng mặt trời, hoa sen 9 lớp cánh. Phần chân đế với hình ảnh vườn hoa đào biểu tượng vui tươi, phấn khởi của mùa xuân. Với ý nghĩa "Mừng Đảng quang vinh, đất nước trường tồn vĩnh cửu"
💐 Tác phẩm "Tôi yêu Hà Nội" Các nghệ sỹ thiết kế biểu tượng tình yêu Hà nội với trái tim cấu trúc khối dạng dải ruy băng, tạo cảm giác nhẹ nhàng, thanh thoát. Tổng thể khối trái tim đặt trên phần nền màu xanh lơ gợi sự thanh bình. Chất liệu trong suốt bảo đảm gợi được khối tạo hình mà vẫn giữ được tầm nhìn thông thoáng trong không gian. Phần thiết kế chính được trang trí hỗ trợ bởi phần hoa đào chạy rải rác dọc theo phần đế, biểu tượng cho khu vườn mùa xuân.
💐 Tác phẩm "Hổ vờn cờ hội" Các nghệ sỹ lấy Hình tượng Hổ và cờ hội kết hợp thành tác phẩm. Với sự sắp đặt những hình hổ tại các khung cửa, màu sắc rự rỡ, vui tươi, phấn khởi. Với mong muốn tạo không khí lễ hội và sự thú vị cho người dân khi du xuân, đón tết và thưởng thức nghệ thuật, chụp hình lưu niệm.
💐 Tác phẩm: "Lưỡng Hổ chầu kỳ" được các nghệ sỹ thiết kế sử dụng hình tượng Thần Hổ và mây ngũ sắc trong tranh dân gian Hàng Trống. Thần Hổ biểu thị sự oai linh. Mây trong tranh Hàng Trống mang tính cách điệu cao, vừa có tính chất nhẹ, bay, vừa mang vẻ thoát tục. Chính vì vậy, hình tượng Thần Hổ ngự trên bệ mây mang nghĩa oai linh và thanh cao. Gam màu đỏ hồng, vàng nâu biểu thị tinh thần năm mới vàng son rực rỡ.
💐 "Quần Long hội phụng" là tác phẩm điêu khắc sắp đặt với hình thức treo ốp trần và đèn chùm. Tổng thể thiết kế gồm các motip rồng, phượng, mây và trăng. Hình tượng rồng, phượng của mỹ thuật cổ Việt Nam, motip mây trong tranh Hàng Trống. Toàn bộ tác phẩm hàm chứa ý tưởng tôn vinh văn hóa truyền thống. Tổng thể tạo thành khung cảnh rồng bay phượng múa lẫn trong mây. Hướng đi hội tụ ra phía hồ Hoàn Kiếm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần