Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguồn gốc, ý nghĩa của Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Kinhtedothi - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ quan trọng không chỉ mang ý nghĩa tri ân thầy cô mà còn là dịp nhìn lại một năm hoạt động của ngành giáo dục để có những kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy hơn.

Nguồn gốc Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 là ngày Nhà giáo Việt Nam được tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh và tri ân những hoạt động trong ngành giáo dục của Việt Nam. Tại sao lại có ngày này và tại Việt Nam người ta thường có hoạt động nào để kỷ niệm?

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tháng 7 năm 1946 là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris (Pháp) FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Tháng 7 năm 1953, Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.

Trong sự kiện diễn ra tại thủ đô Warszawa Ba Lan từ ngày 26 - 30/08/1975, Giáo dục Công đoàn Việt Nam đã quyết định lấy ngày 20/11/1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo” và ngày này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam các năm sau đó.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hàng năm là ngày lễ mang tên "Ngày nhà giáo Việt Nam".

 

Đây là ngày lễ nhằm tri ân những nhà giáo, những tấm gương hoạt động giáo dục có đóng góp cho ngành giáo dục Việt Nam. Và vào ngày này, các thế hệ học trò cũng như các ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại và tri ân các cống hiến thầm lặng của những thầy cô của họ.

Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ lâu được xem là ngày “tôn sư trọng đạo” nhằm tôn vinh “những người đưa đò thầm lặng” của bao thế hệ. Đây cũng là dịp để học trò bày tỏ lòng biết ơn đến thầy cô của mình bằng các bó hoa hay các lá thư mang lời hay ý đẹp.

Ngoài ra, đây cũng là thời gian ban ngành giáo dục nhìn lại và đánh giá hiệu quả của các hoạt động giáo dục và lập phương hướng cho các cải tiến trong dạy và học.

Năm 2022, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2022 rơi vào Chủ nhật, ngày 20/11/2022 dương lịch nhằm ngày 27/10/2022 âm lịch. Tròn 40 năm kỷ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam từ ngày 20/11/1982 - 20/11/2022.

Các hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Vẽ tranh đề tài Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Các bạn học sinh sẽ cùng nhau sáng tạo nhiều bức tranh màu sắc, vẽ về người cô, người thầy mình yêu quý hoặc vẽ tranh về đề tài trường học.

Học sinh tặng quà thầy cô giáo dịp 20/11. Đây có thể là những món quà vật chất hoặc tinh thần, nhưng các món quà đều mang tình yêu thương và tri ân của thế hệ học trò đến thầy cô.

Vẽ tranh đề tài Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một trong những hoạt động ý nghĩa nhằm tôn vinh và tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Ảnh: Internet.

Các món quà thường được chọn như vải, hoa, bút,... kèm với những lời chúc hay lời tri ân đến thầy cô đều được xem là những món quà ý nghĩa nhất.

Học sinh làm báo tường, thiệp tặng thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Những tấm thiệp với thiết kế đầy màu sắc hoặc được cắt dán thủ công bằng bàn tay của các bạn học trò là những hình ảnh quen thuộc trong ngày lễ này. Đây cũng là cách để học sinh bày tỏ tấm lòng của mình với thầy cô.

Làm báo tường là một trong những hoạt động ý nghĩa trong ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, không chỉ mang lại những thông điệp ý nghĩa tới các thầy cô, hoạt động còn thể hiện được tinh thần đoàn kết của một tập thể và bày tỏ thái độ tôn trọng, kính yêu, biết ơn đối với những người thầy, cô.

Các hoạt động văn nghệ là những món quà tinh thần luôn được trường học các cấp ứng dụng nhằm tạo không khí ngày lễ thêm vui vẻ, khó quên. Thường hoạt động sẽ do học trò hát dành tặng thầy cô hoặc các thầy cô hát tập thể.

Một số bài hát quen thuộc về nhà giáo thường được hát bao gồm: Bài học đầu tiên, nhớ ơn thầy, mãi không quên, ơn thầy, bụi phấn...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

Học sinh lo lắng chọn nhầm nghề, không đủ sức cạnh tranh với AI

11 Apr, 08:57 AM

Kinhtedothi – Lắng nghe chia sẻ của học sinh lớp 12 về công tác xét tuyển đại học 2025, nỗi lo chọn nhầm nghề hoặc chọn nghề có nguy cơ bị AI thay thế…., các chuyên gia tuyển sinh đến từ Bộ GD&ĐT và các cơ sở giáo dục đã đưa ra những lời khuyên hữu ích để các em vững tin vào bản thân trước thời điểm quan trọng của cuộc đời.

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

Học sinh làm cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế

11 Apr, 07:13 AM

Kinhtedothi - Điều 22 Luật Thủ đô 2024 nhấn mạnh: phát triển sự nghiệp GD&ĐT để Thủ đô là trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước, thích ứng với quá trình hội nhập. Qua nhiều dự án mới mẻ và hấp dẫn từ các nhà trường, học sinh Thủ đô được tạo điều kiện để phát triển toàn diện từ kiến thức đến kỹ năng và trở thành cầu nối văn hóa giữa Hà Nội và bạn bè quốc tế.

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

Chứng chỉ tiếng Anh "nội" VSTEP: vì sao chưa bứt phá?

10 Apr, 09:04 AM

Kinhtedothi – Được nhận xét là có nhiều ưu điểm cùng độ tin cậy nhất định nhưng chứng chỉ tiếng Anh của Việt Nam (VSTEP) vẫn chưa thể trở thành lựa chọn hàng đầu của người học. Đến nay, phạm vi sử dụng chứng chỉ VSTEP vẫn quá hẹp và cơ hội cho người sở hữu chứng chỉ này vẫn bị hạn chế.

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường đại học rà soát toàn bộ tổ hợp, phương thức xét tuyển

09 Apr, 06:04 PM

Kinhtedothi – Trong văn bản gửi các cơ sở giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường rà soát các tổ hợp, phương thức xét tuyển và lưu ý, việc lựa chọn tổ hợp môn xét tuyển bảo đảm phải dựa trên yêu cầu về kiến thức nền tảng và năng lực cốt lõi mà thí sinh cần có để theo học.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ