Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguồn nước thiếu hụt, nguy cơ hạn hán đe doạ 10.000ha sản xuất nông nghiệp

Kinhtedothi - Tổng lượng mưa trong tháng 4/2023 và mực nước hồ chứa thủy lợi tại nhiều vùng miền phổ biến thấp hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Tình trạng này có thể kéo dài sang tháng 5 và nguy cơ cao ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương.

Lượng mưa thiếu hụt, mực nước hồ chứa hạ thấp

Số liệu quan trắc của Cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) cho thấy, tổng lượng mưa trong tháng 4 tại khu vực miền núi phía Bắc phổ biến từ 25 - 35mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ khoảng 60 - 75%. Tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ phổ biến từ 35 - 55 mm, thấp hơn TBNN khoảng 30 - 50%.

Tương tự, khu vực Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa trong tháng 4 phổ biến từ 10 - 30mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ 66%. Khu vực Nam Trung Bộ có tổng lượng mưa phổ biến từ 5 - 20mm, thấp hơn so với TBNN cùng kỳ 64%. Khu vực Tây Nguyên cũng có tổng lượng mưa phổ biến từ 20 - 60mm, thấp hơn TBNN cùng kỳ 36%.

Tại khu vực Đông Nam Bộ, tổng lượng mưa phổ biến từ 30 - 80mm, thấp hơn 8,9% so với TBNN cùng kỳ. Trong khi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phổ biến dưới 20mm, thấp hơn 30% so với TBNN cùng kỳ.

Một công trình thuỷ lợi tại huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng) gặp khó trong vận hành do thiếu hụt nguồn nước.

Cùng với lượng mưa thiếu hụt, dung tích các hồ chứa thủy lợi cũng đang ở mức thấp so với TBNN, đặc biệt là tại khu vực miền núi phía Bắc, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ. Cụ thể, khu vực miền núi phía Bắc, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi hiện đạt từ 33 - 72% dung tích thiết kế, thấp hơn so với TBNN và cùng kỳ các năm 2020 - 2022 từ 18 - 24%, thấp hơn cùng kỳ tháng trước 9%.

Trong khi đó tại khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, dung tích trữ các hồ chứa thủy lợi đạt từ 24 - 76% dung tích thiết kế, thấp hơn so với TBNN và thấp hơn cùng kỳ năm 2020 - 2022 từ 18 - 22%, thấp hơn cùng kỳ tháng trước 10%. Riêng với Hà Nội, mực nước trung bình của nhóm các hồ chứa thủy lợi lớn nhất hiện chỉ đạt 24% dung tích thiết kế.

Nguy cơ thiếu hụt nguồn nước

Theo Cục Thủy lợi, lượng mưa thiếu hụt và mực nước hồ chứa hạ thấp đã và đang ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp tại một số địa phương trên cả nước. Điển hình như tại tỉnh Cao Bằng, diện tích bị hạn không cấy được là 22ha thuộc huyện Thạch An. Diện tích đã cấy có nguy cơ bị hạn là 80ha thuộc huyện Hòa An. Diện tích màu không trồng được là 128ha thuộc huyện Trùng Khánh. Diện tích đã trồng có nguy cơ bị hạn là 200ha thuộc huyện Hà Quảng, huyện Hòa An, huyện Trùng Khánh.

Nhận định mới đây của cơ quan khí tượng thủy văn cho biết, lượng mưa trong tháng 5/2023 tại hầu hết các khu vực trên cả nước đều ở mức xấp xỉ, hoặc thấp hơn TBNN. Đặc biệt là tại khu vực Bắc Trung Bộ, tổng lượng mưa phổ biến từ 120 - 190mm, xấp xỉ dưới so với TBNN cùng kỳ. Cũng tại khu vực Bắc Bộ, dòng chảy đến các hồ chứa trên sông Đà, sông Gâm và sông Chảy thiếu hụt so với TBNN từ 10 - 30%; trên sông Thao và sông Lô thiếu hụt từ 20 - 50%.

Dự báo đến cuối tháng 5/2023, dung tích trữ các hồ tại khu vực Bắc Trung Bộ trung bình đạt 49% dung tích thiết kế. Với tình hình nguồn nước như vậy, Cục Thủy lợi đánh giá vụ Hè Thu và vụ Mùa 2023, cơ bản các hồ đáp ứng được nhu cầu cấp nước.

Tuy nhiên, thời điểm cao điểm mùa khô, nắng nóng kéo dài một số vùng có khả năng xảy ra hạn hán, thiếu nước phải triển khai các giải pháp ứng phó cho 7.500 - 10.000ha canh tác; chủ yếu thuộc các tỉnh: Thanh Hóa 2.000 - 3.000ha, Nghệ An 4.000 - 5.000ha ; Quảng Trị 1.000ha…

Cục Thủy lợi khuyến cáo các diện tích canh tác nông nghiệp thuộc khu vực Bắc Trung Bộ cần tăng cường các giải pháp thủy lợi như bơm dã chiến, đắp đập tạm, nạo vét kênh mương, tưới tiết kiệm nước... Đồng thời, theo dõi và phối hợp chặt chẽ với các nhà máy thủy điện xả nước để bảo đảm cấp nước phục vụ sản xuất. 

 

Mùa lũ năm 2023 trên các sông suối ít có khả năng xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm (TBNN). Đỉnh lũ trên các sông ở Bắc Bộ phổ biến ở mức báo động (BĐ)1 - BĐ2, tương đương năm 2022, thấp hơn TBNN, riêng các sông suối nhỏ từ BĐ2 - BĐ3. Các đợt lũ chủ yếu tập trung trong các tháng 7 - 9/2023.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ