Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Hội nghị toàn cầu về lương thực, thực phẩm-Cơ hội quảng bá nông nghiệp Việt Nam

Kinhtedothi - Diễn ra từ ngày 24 - 27/4/2023, hội nghị toàn cầu lần thứ 4 Hệ thống lương thực, thực phẩm bền vững được kỳ vọng sẽ truyền tải thông điệp về thương hiệu nông nghiệp Việt Nam ra quốc tế là “Nhà cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.

Lan toả những mô hình chuyển đổi nông nghiệp tốt

Chia sẻ tại cuộc họp vào sáng 18/4, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn cho biết, chủ đề của hội nghị lần thứ 4 là “Chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu trong bối cảnh khủng hoảng mới”.

Hội nghị lần thứ 4 sẽ xem xét các rào cản, khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm; đồng thời, thảo luận các giải pháp và đưa ra một loạt khuyến nghị có thể hành động, tập trung vào 4 nhóm vấn đề.

An ninh lương thực đang trở thành vấn đề cấp bách toàn cầu. Trong ảnh: Canh tác lúa tại TP Hà Nội.

Cụ thể là mô hình, kiến trúc toàn cầu về hệ thống lương thực, thực phẩm; các chính sách và quản trị quốc gia, địa phương về hệ thống lương thực, thực phẩm; các mô hình tiêu thụ và sản xuất của hệ thống lương thực, thực phẩm, và các phương thức thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm. 

 

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), hiện nay, khoảng 3,1 tỷ người trên toàn thế giới chưa thể có khả năng tiếp cận một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, điển hình về chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm ở các quốc gia và các sáng kiến của quốc tế. Điển hình là các sáng kiến liên quan đến thực hiện kế hoạch quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm, cũng như các sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về hệ thống lương thực, thực phẩm…” - ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn thông tin thêm.

Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế sẽ phối hợp với các bên liên quan tổ chức 3 phiên họp bên lề. Đại diện các bộ ngành của Việt Nam và Sở NN&PTNT Hà Nội cũng sẽ tham gia làm diễn ra trong các phiên họp toàn thể và bên lề, trong đó có phiên họp về chuyển đối số trong nông nghiệp.

Truyền tải thông điệp thương hiệu nông nghiệp Việt Nam

Trong thời gian diễn ra hội nghị, ngoài các phiên họp chính, Ban tổ chức sẽ tổ chức chức các phiên họp bên lề và triển lãm, quảng bá những thành tựu nông nghiệp Việt Nam và hệ thống lương thực, thực phẩm Việt Nam; các nông đặc sản Việt Nam, các sản phẩm OCOP. Đặc biệt vào tối 26/4, đêm hội Tam nông sẽ diễn ra với các hoạt động biểu diễn nghệ thuật dân tộc và văn hoá ẩm thực truyền thống.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, việc đăng cai tổ chức hội nghị trong bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam thực hiện Chiến lược Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 dựa trên 3 trụ cột: Nông nghiệp sinh thái - Nông thôn hiện đại - Nông dân văn minh, thông minh. 

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp thông tin tại cuộc họp báo sáng 18/4. Ảnh: Trọng Tùng.

Ngành nông nghiệp Việt Nam đang hướng đến nền nông nghiệp mô hình tăng trưởng tích hợp đa giá trị theo hướng công nghệ cao, đa dạng, bền vững, phát thải thấp. Cùng với đó là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, duy trì và bảo tồn đa dạng sinh học.

“Việc đang cai hội nghị trong bối cảnh toàn cầu hiện nay nhằm truyền tải thông điệp về thương hiệu nông nghiệp Việt Nam qua quốc tế là ‘Nhà cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm, bền vững’. Đồng thời, thể hiện Việt Nam là thành viên có trách nhiệm đối với các vấn đề toàn cầu, bao gồm an ninh lương thực và năng lượng…” - Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), nạn đói vẫn đang trên đà gia tăng và số người bị ảnh hưởng đã lên tới 828 triệu người vào năm 2021, tăng thêm khoảng 46 triệu người so với năm 2020. Bên cạnh việc góp phần quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao nông nghiệp và hợp tác quốc tế về an ninh lương thực và dinh dưỡng, Hội nghị lần thứ 4 cũng hướng tới huy động các nguồn lực phục vụ các mục tiêu Quốc gia và 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG) được đề ra trong Chương trình nghị sự năm 2030. 

 

“Hội nghị lần thứ 4 là không gian đầy hứa hẹn để thu hút các bên nâng cao tham vọng và chuẩn bị cho lần kiểm tra hệ thống thực phẩm đầu tiên của Liên Hợp Quốc dự kiến diễn ra tại Rome (Italia) vào tháng 7/2023. Trên cơ sở học hỏi lẫn nhau giữa các bên, chúng tôi tin tưởng các quốc gia và tổ chức quốc tế sẽ chung tay tạo ra những giải pháp về hệ thống thực phẩm…” - Giám đốc Văn phòng Mục tiêu Phát triển bền vững của Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO) Stefanos Fotiou.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ