Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Việt Nam đăng cai tổ chức hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm

Kinhtedothi - Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm lần thứ 4 dự kiến tổ chức từ ngày 24 đến 28/4 tại Hà Nội, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo ngành nông nghiệp của các quốc gia, tổ chức quốc tế.
Hội nghị toàn cầu Hệ thống lương thực thực phẩm dự kiến tổ chức từ ngày 24-28/4, tại Hà Nội

Hội nghị lần này sẽ xem xét các rào cản, khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời thảo luận các giải pháp và đưa ra một loạt khuyến nghị có thể hành động, tập trung vào 4 nhóm vấn đề. Một là mô hình, kiến trúc toàn cầu về hệ thống lương thực thực phẩm. Hai là các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương. Ba là các mô hình tiêu thụ và sản xuất. Bốn là các phương thức thực hiện.

Ngoài ra, Hội nghị sẽ giới thiệu những mô hình tốt, ví dụ điển hình về các sáng kiến liên quan đến việc thực hiện kế hoạch chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm ở cấp quốc gia và địa phương, cũng như các sáng kiến của Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp Quốc về hệ thống lương thực thực phẩm (UNFSS).

Theo Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres, việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đóng vai trò trọng tâm trong nỗ lực đạt toàn bộ 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDG), đặc biệt là đối với người nghèo và những đối tượng dễ bị tổn thương.

Hiện nay chủ đề về an ninh lương thực đang rất được quan tâm và thảo luận tại các diễn đàn song phương, đa phương do bối cảnh bất ổn chính trị, khủng khoảng an ninh lương thực, đứt gẫy chuỗi cung ứng do xung đột Nga - Ukraine và tác động của biến đổi khí hậu, dịch bệnh…

Các quốc gia, các tổ chức của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế trên toàn cầu đã và đang thấy rõ nỗ lực của Việt Nam trong việc phối hợp thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là trong chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Việt Nam dần trở thành thành viên tích cực, đóng góp hiệu quả vào an ninh lương thực, thực phẩm khu vực và thế giới thông qua việc huy động sự tham gia của tất cả tác tác nhân, dựa trên cách tiếp cận toàn cầu, cũng như sự ủng hộ và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế.

Là nước đăng cai tổ chức hội nghị lần thứ 4, Việt Nam sẽ có cơ hội chia sẻ với các quốc gia, các tổ chức của Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế về những nỗ lực, kết quả và quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam.

Hội nghị được kỳ vọng sẽ đóng góp đáng kể vào quá trình tiếp theo của Hội nghị thượng đỉnh về Hệ thống lương thực thực phẩm của Liên Hợp Quốc, với việc rà soát, đánh giá lần đầu tiên được thực hiện vào quý III/2023.

Hội nghị sẽ xem xét các rào cản, khó khăn, thách thức chính liên quan đến việc chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đồng thời thảo luận các giải pháp và đưa ra một loạt khuyến nghị, tập trung vào 4 nhóm vấn đề: mô hình, kiến trúc toàn cầu về hệ thống lương thực thực phẩm; các chính sách và quản trị quốc gia và địa phương; mô hình tiêu thụ và sản xuất; các phương thức thực hiện.

Nhiều chuyên gia nhận định hội nghị là thời điểm thuận lợi để Việt Nam phát huy thế mạnh về sản xuất và xuất khẩu nông lâm thủy hải sản trong chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu, đồng thời góp phần quảng bá thành tựu phát triển nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy ngoại giao nông nghiệp, thúc đẩy hợp tác quốc tế về an ninh lương thực.

Tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân ĐBSCL

Tái cấu trúc ngành hàng lúa gạo, nâng cao vị thế cho nông dân ĐBSCL

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ