Nguy cơ đứng vòng ngoài

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Theo Báo cáo về môi trường kinh doanh Việt Nam 2014 vừa được công bố, hoạt động kinh...

Kinhtedothi - Theo Báo cáo về môi trường kinh doanh Việt Nam 2014 vừa được công bố, hoạt động kinh doanh của các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục cho thấy 2 bộ mặt trái ngược đầy mâu thuẫn, khi mà tỷ lệ các DN FDI kinh doanh thua lỗ vẫn tăng mạnh (gần 50%), nhưng hiệu suất sinh lợi của các DN FDI lại cao nhất so với các khu vực DN khác.
Ảnh minh họa
Không phải đến khi Toyota mới đây đưa ra tuyên bố đang cân nhắc việc dừng sản xuất ô tô ở Việt Nam để chuyển sang nhập khẩu, phân phối mà ngay cả những tập đoàn lớn như: Samsung, Canon, Intel... đã gắn bó nhiều năm ở Việt Nam hiệu ứng lan toả vẫn rất yếu ớt. Những ngày tháng 4 này, Tập đoàn Samsung vẫn đang nóng hổi chủ đề "tìm kiếm các nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng ở Việt Nam". Mục tiêu mà Tập đoàn này đặt ra là làm sao trong năm này hay vài năm tới phải ký được vài ba hợp đồng với các công ty Việt 100% làm vệ tinh. Nhưng, mục tiêu này đang khó trở thành hiện thực. Có mặt ở Việt Nam 7 năm nay, Samsung đã có 97 nhà cung cấp phụ trợ, nhưng trong đó chỉ có 7 DN thuần Việt làm bao bì, tỷ lệ chưa đến 10%. Mặc dù theo tiêu chí lý thuyết, tỷ lệ nội địa hoá ở điện thoại Samsung là tới 39%! Tháng 2 vừa qua, 17 DN trong nước theo sự giới thiệu của Bộ Công Thương cũng đã đến thăm nhà máy của Samsung, nhưng rồi, vẫn như cưỡi ngựa xem hoa, chẳng có hợp đồng nào được ký kết. Canon cũng vậy. Vào Việt Nam từ năm 2001, với tổng vốn đầu tư là 300 triệu USD, phải nói là rất khủng ở thời điểm đó và chỉ có 7 nhà cung cấp linh kiện, đến nay, Canon đã có hơn 100 nhà cung cấp linh kiện, đạt tỷ lệ nội địa hoá tới 60%. Tuy nhiên, trong số đó, cũng chỉ có 10% là DN Việt, cung cấp những chi tiết đơn giản cho Canon…

Ngoài những yếu tố về năng lực của DN trong nước thì một thực trạng khác vẫn đang rồn tại đó là hiện cả nước có hơn 18.000 FDI thì 82% DN là 100% vốn nước ngoài. Như vậy có thể thấy, mục tiêu chuyển giao công nghệ để DN trong nước có thể tiếp thu cũng khó mà đạt được, thậm chí nếu có chuyển giao thì công nghệ đó cũng đã lỗi thời. Chưa hết, có một nỗi lo ngại không kém phần quan trọng là các DN Việt đang chậm chân, lép vế FDI trong cuộc chơi mới của cộng đồng đồng ASEAN, hiệp định TTP chuẩn bị ký kết, rồi các hiệp định thương mại song phương với một số thị trường lớn như Hàn Quốc, EU...

Việt Nam sẽ là một mắt xích trong chuỗi 55 các quốc gia từ Đông sang Tây, trong đó có 20 nước là G20.Tuy nhiên, DN Việt Nam ta vẫn còn thụ động đang là thực trạng khiến nguy cơ đứng vòng ngoài chuỗi liên kết đang hiện hữu nếu không có những giải pháp căn cơ, hữu hiệu trong thời gian tới.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần