Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nguyên nhân ban đầu vụ cá chết hàng loạt ở Thừa Thiên-Huế

Kinhtedothi - Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan.
Từ kết quả thí nghiệm các mẫu vật từ nước biển và mẫu trầm tích, Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế bước đầu cho biết nước biển bị nhiễm kim loại nặng là nguyên nhân chính khiến cá chết hàng loạt.

Sở NN&PTNT Thừa Thiên Huế sáng nay cho biết đã có kết quả phân tích mẫu nước lấy tại khu vực đầm Lập An, cửa biển Lăng Cô (huyện Phú Lộc) vào thời điểm xuất hiện cá chết tràn lan.

Kết quả cho thấy các chỉ tiêu về hóa lý như độ pH, hàm lượng ô xy hòa tan (DO), nhu cầu ô xy hóa học (COD), hàm lượng xyanua (CN-), tổng hàm lượng dầu mỡ, tổng các chất hoạt động bề mặt đều nằm trong giới hạn cho phép của Bộ TN&MT.

Các thông số gồm tổng hàm lượng nitơ tính theo amoni (NH4+-N), hàm lượng kim loại nặng crôm (Cr) vượt giới hạn cho phép của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển cũng như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Sở NN&PTNT Thừa Thiên - Huế đã khảo sát và lấy 9 mẫu nước mặt và 7 mẫu trầm tích tại khu vực đầm Lập An (gần cửa biển Lăng Cô), vùng ven bờ xã Quảng Công (huyện Quảng Điền) và các xã Điền Hương, Điền Hải (huyện Phong Điền) để phân tích, đánh giá các thông số về môi trường theo quy chuẩn Việt Nam.
Cảnh cá chết hàng loạt ở Thừa Thiên - Huế, chụp sáng 21/4. Ảnh: Quang Thành
Cảnh cá chết hàng loạt ở Thừa Thiên - Huế, chụp sáng 21/4. Ảnh: Quang Thành
Theo đánh giá ban đầu, khả năng chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt xuất hiện từ phía Bắc tỉnh này.

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế có tổng số 16 mẫu nước mặt và trầm tích (gồm 9 mẫu nước mặt và 7 mẫu trầm tích) ở các khu vực đầm Lập An (gần cửa biển Lăng Cô), huyện Phú Lộc, vùng biển ven bờ xã Quảng Công (huyện Quảng Điền), xã Điền Hương, xã Điền Hải (Phong Điền) được cơ quan chức năng lấy phân tích.

Tuy nhiên, độ giá trị của các mẫu nước mặt ở Lăng Cô trên cao hơn vì được lấy ở thời điểm cá lồng nước lợ ở đây chết hàng loạt (ngày 15/4). Các mẫu còn lại lấy chậm, khi thời điểm cá đã chết sau mấy ngày hay chỉ mới gần đây.

Trên báo Dân trí, ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế bước đầu đánh giá và dự báo nguyên nhân: “Từ ngày 15/4 đến ngày 22/4, hiện tượng cá chết xuất hiện dọc bờ biển Thừa Thiên Huế có lượng cá chết giảm dần từ Bắc xuống Nam. Hiện tượng cá biển và cá nuôi chết bắt đầu tại vùng biển tỉnh Hà Tĩnh, giảm dần đến khu vực Vũng Chuối, Bắc chân đèo Hải Vân thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Như vậy, khả năng nguồn chất độc trong môi trường nước gây sự cố cá chết hàng loạt đã xuất hiện từ phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế. Nguyên nhân cá biển, cá nuôi chết không phải do dịch bệnh mà do một tác nhân cực mạnh - chất độc trong môi trường nước dẫn đến sự cố cá chết hàng loạt tại tỉnh Thừa Thiên Huế”.

Riêng các mẫu trầm tích và các mẫu nước còn lại, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tổng hợp báo cáo khi có kết quả phân tích. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục quan trắc, theo dõi hiện trạng môi trường tại các khu vực xảy ra sự cố cá biển chết cũng như vùng phụ cận và sẽ thông báo kịp thời đến UBND Tỉnh, Tổng cục Môi trường cùng các cơ quan chức năng khi có những dấu hiệu lạ hay các biểu hiện bất thường.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

Sạt lở sông ngòi bất thường ở Cà Mau

13 Jul, 03:00 PM

Kinhtedothi – Thời gian gần đây, nhiều xã, phường của tỉnh Cà Mau bị sạt lở nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về tài sản của Nhân dân. Chính quyền địa phương đã triển khai nhiều giải pháp để khắc phục tình trạng này và mục tiêu bảo vệ tính mạng người dân được ưu tiên hàng đầu

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

Điện Biên: chủ động ứng phó thiên tai, giảm thiểu thiệt hại mùa mưa lũ

12 Jul, 03:48 PM

Kinhtedothi - Trước diễn biến thời tiết phức tạp, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp tại tỉnh Điện Biên đã chủ động kích hoạt phương án ứng phó, phối hợp chặt chẽ với người dân triển khai đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ