Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà đầu tư lo ngại không an toàn

KTĐT - Một số nhà đầu tư (NĐT) có tài khoản ở Công ty chứng khoán SME (CTCK Doanh nghiệp nhỏ và vừa - SME) phản ánh, giữa tháng 8 vừa qua, họ không thể rút được tiền từ Công ty.

Trước đó, vụ việc nguyên Chủ tịch CTCK Hà Thành bỏ trốn với số tiền nợ công ty hơn trăm tỉ đồng khiến nhiều NĐT lo lắng.

 

Chậm thanh toán cho NĐT

 

Mặc dù Chủ tịch SME khẳng định, thanh khoản tại SME vẫn rất tốt, "việc không đáp ứng được nhu cầu rút tiền của khách hàng ngày hôm đó chỉ là trường hợp cá biệt", nhưng một số NĐT vẫn cảm thấy bất an.

 

Không chỉ riêng SME, thời gian qua tuy không có NĐT chính thức kiện song cũng có những CTCK rơi vào tình trạng giống như trên. Nguyên nhân là để cạnh tranh với nhau, nhiều CTCK huy động vốn từ các ngân hàng để cấp margin cho khách hàng nhưng hơi quá đà. Khi ngân hàng đồng loạt thu tiền cộng với việc thanh khoản của thị trường chứng khoán tiếp tục giảm vào các tháng 7, 8 nên NĐT không thể bán ra được, CTCK không thu hồi được tiền cho vay dẫn đến sự mất cân đối hụt vốn tạm thời.

 

Chuyên gia Lê Đạt Chí, Đại học Kinh tế TP. HCM nhận xét, có 2 nhóm nguyên nhân có thể dẫn tới việc CTCK chậm thanh toán cho NĐT. Thứ nhất là những lý do mang tính kỹ thuật (lỗi số liệu, hệ thống đường truyền… không cho phép thanh toán). Thứ hai, dạng mất thanh khoản khác xuất phát từ chính việc sử dụng tiền của NĐT sai nguyên tắc. Đây mới là việc đáng ngại, giống như vụ đã xảy ra với CTCK Hà thành. Hiện nay, theo qui định của UBCK, các CTCK phải tách bạch tiền gửi của NĐT nhưng thực tế việc tách bạch mới thực hiện trên tài khoản tổng. Điều này có nghĩa là tiền gửi của NĐT đều do CTCK đứng tên tại ngân hàng. Việc CTCK thu, chi ra sao, ngân hàng khó có thể can thiệp.

 

Ai bảo vệ tiền NĐT

 

Đã từng có nghi vấn CTCK sử dụng tiền của NĐT để cho NĐT khác vay dưới dạng hợp đồng hợp tác đầu tư. Việc làm này có rủi ro rất lớn bởi khả năng thu hồi vốn theo đúng kế hoạch khó thực hiện khi TTCK quá xấu như vừa qua. NĐT có nhu cầu rút tiền, CTCK không đáp ứng được và có thể mất thanh khoản thực sự. Do đó, chừng nào còn duy trì tài khoản tổng ở CTCK, chừng đó tiền của NĐT vẫn trong thế mất an toàn..

 

Sự việc một số NĐT không rút được khoản tiền 300 triệu đồng tại CTCK SME được Chủ tịch Công ty Phan Huy Chí trả lời với báo giới rằng là do khâu phối hợp tác nghiệp của các nhân viên nghiệp vụ. Nếu sự việc đúng như vậy thì có thể tình trạng thiếu thanh khoản của Công ty rơi vào nhóm 1 và không đáng ngại. Tuy nhiên, NĐT khó có thể biết được sức khỏe tài chính của các CTCK bởi trước khi các qui định về ký quĩ được ban hành, mỗi CTCK thực hiện việc cho NĐT vay tiền mua chứng khoán một kiểu, và cũng không được qui định nên mỗi công ty hợp thức hóa theo một cách khác nhau.

 

Chứng khoán là sản phẩm tài chính mà ở đó yếu tố tâm lý và lòng tin của NĐT có phản chiếu vào giá CP và sự tham gia thị trường rất lớn. Đã đến lúc UBCK cần sớm xếp hạng và công bố công khai sức khỏe của các nhóm CTCK để NĐT có thông tin tự bảo vệ tiền và chứng khoán của mình trước khi có sự vụ tiêu cực nào đó nảy sinh, gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển lành mạnh của thị trường.

 

Truy tố nguyên Chủ tịch Công ty Dược Viễn Đông

 

Ngày 19/9, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK NN) đã có văn bản yêu cầu Trung tâm Lưu ký chứng khoán và 4 công ty chứng khoán là Sacombank, Sài Gòn (SSI), Sài Gòn - Hà Nội và Bảo Việt giải tỏa tài khoản cho ông Lê Văn Dũng - nguyên Chủ tịch Công ty CP Dược Viễn Đông (DVD) và 15 tài khoản liên quan khác trong vụ làm giá cổ phiếu DHT (Dược Hà Tây) và DVD.

 

Yêu cầu này được đưa ra căn cứ vào Công văn ngày 15/9/2011 của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an gửi UBCK NN. Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an cho biết đã kết thúc giai đoạn điều tra vụ án "Lê Văn Dũng cùng đồng bọn thao túng giá chứng khoán" và chuyển hồ sơ đến Tòa án để truy tố. Trước đó, cơ quan an ninh cũng đã tiến hành bắt tạm giam đối với ông Lê Văn Dũng và một số cá nhân khác để phục vụ điều tra.

 

Ngọc Trâm

 
 
 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

Cập nhật mới nhất về thuế nhập khẩu ưu đãi: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô

09 Jul, 09:01 PM

Kinhtedothi - Chính phủ ban hành Nghị định số 199/2025/NĐ-CP ngày 8/7/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan. Nghị định sửa đổi này có hiệu lực từ ngày 8/7/2025.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ