Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà hát kịch VN dựng lại tác phẩm cuối của Lưu Quang Vũ

Kinhtedothi - ''Bệnh sĩ'' là một vở kịch cũ nằm trong kịch mục mà các nghệ sỹ Nhà hát đã biểu diễn thành công từ năm 1988, do nghệ sỹ nhân dân Đình Quang làm đạo diễn, được khán giả nhiệt liệt đón nhận.
Khai xuân 2014, Nhà hát kịch Việt Nam đã dựng lại vở ''Bệnh sĩ'' của cố tác giả Lưu Quang Vũ vào ngày 14/2 tại Hà Nội với sự tham dự của gia đình cố tác giả.

''Bệnh sĩ'' là một vở kịch cũ nằm trong kịch mục mà các nghệ sỹ Nhà hát đã biểu diễn thành công từ năm 1988, do nghệ sỹ nhân dân Đình Quang làm đạo diễn, được khán giả nhiệt liệt đón nhận.
Vở Ông không phải là bố tôi tại Liên hoan các vở kịch của Lưu Quang Vũ năm 2013 (Nguồn: TTXVN)
Vở Ông không phải là bố tôi tại Liên hoan các vở kịch của Lưu Quang Vũ năm 2013 (Nguồn: TTXVN)
Đây là một trong những tác phẩm kịch nổi tiếng, là tác phẩm cuối cùng của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Vở kịch đã góp phần khẳng định tên tuổi, thương hiệu của Nhà hát kịch Việt Nam cũng như tên tuổi, tài năng của tác giả Lưu Quang Vũ vào thời kỳ đó.

Phiên bản ''Bệnh sĩ'' năm 2014 sẽ do nghệ sỹ ưu tú Tuấn Hải làm đạo diễn và nghệ sỹ nhân dân Đình Quang làm cố vấn nghệ thuật.

Trước đó, nghệ sỹ ưu tú Tuấn Hải đã tham gia đóng hai vở kịch của cố tác giả Lưu Quang Vũ là vở ''Thủ phạm là ai'' vào năm 1982 và vở ''Nữ ký giả'' vào năm 1985.

''Bệnh sĩ'' lấy bối cảnh ở một vùng quê nông thôn, mọi sự việc đều xoay quanh ông chủ tịch xã Toàn Nha và các xã viên của xã Hùng Tâm. Họ đều là những người hiền lành, chân chất, thật thà… nhưng vì tính háo danh, tính "sĩ" nên ai nấy đều tạo cho mình có một cái mác thật sang, thật oách.

Mọi việc cứ thế diễn ra tưng bừng trong sự dối trá, phô trương, sĩ diện để rồi khi bản chất và hiện thực không thống nhất, sinh ra những chuyện dở khóc, dở cười thì họ mới nhận ra căn bệnh chung.

Nghệ sỹ ưu tú Anh Tú, Phó Giám đốc Nhà hát kịch Việt Nam, đồng thời là người chịu trách nhiệm nghệ thuật của vở diễn cho biết vở ''Bệnh sĩ'' cho thấy tư tưởng, tuyên ngôn mạnh mẽ của cố tác giả Lưu Quang Vũ. Những vấn đề mang tính chất dự báo của ông đưa ra trong vở kịch từ cách nay hơn 30 năm vẫn còn thấm đẫm hơi thở thời đại, đó là sự rởm đời, gian dối, sĩ diện, chạy theo thành tích...

Với vở diễn này, các nghệ sỹ của Nhà hát kịch Việt Nam sẽ tái hiện lại diện mạo nông thôn Việt Nam thời kỳ đầu đổi mới một cách chân thực, sống động, thuyết phục.

Việc dựng lại những tác phẩm của Lưu Quang Vũ góp phần khẳng định tài năng, đóng góp của ông đối với nền sân khấu, đặc biệt là với kịch nói nước nhà, đồng thời là một cách làm tích cực để khán giả yêu sân khấu kịch được thưởng thức những tác phẩm đỉnh cao của ông.

Song song với vở ''Bệnh sĩ,'' Nhà hát kịch Việt Nam cũng dựng vở ''Lâu đài cát'' của tác giả Nguyễn Đăng Chương, nghệ sỹ Anh Tú làm đạo diễn, dự kiến sẽ ra mắt khán giả vào cuối tháng 2/2014.

Nhà hát cũng đã hoàn thành việc sửa chữa sân khấu dành để biểu diễn chính kịch, nhằm xây dựng, củng cố lại tên tuổi trong lòng khán giả.

Từ năm 2013, Nhà hát kịch Việt Nam bắt đầu dàn dựng lại các vở diễn đã "vang bóng một thời" song song với các vở diễn mới.

Ba vở diễn thành công đã được dựng lại, đó là ''Hồn Trương Ba, da hàng thịt,'' ''Nhân danh công lý'' và ''Hàng xóm chung cư.''

Nhà hát kịch Việt Nam đã dàn dựng, biểu diễn rất thành công vở ''Tai biến'' nhưng không thể biểu diễn thường xuyên, liên tục để phục vụ khán giả do chưa có địa điểm. Đây cũng là một bất cập mà tập thể cán bộ, nghệ sỹ Nhà hát kịch Việt Nam đang từng bước khắc phục.

Các nghệ sỹ đều tâm niệm, có được một buổi biểu diễn là đã rất quý hiếm đối với sân khấu, đặc biệt là đối với sân khấu kịch nên đều cố gắng hết mình.

Cố gắng, nỗ lực của họ đã được đền đáp, vở ''Bệnh sĩ'' vừa mới khởi dựng nhưng đã có một số đơn vị đặt hàng để phục vụ đông đảo khán giả...
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

Câu chuyện cuộc sống: ngày vui sẽ đến

27 Apr, 09:00 AM

Kinhtedothi - Sau giờ làm việc, Việt lựa chọn cho mình một góc sân nhỏ của bệnh viện để nghỉ ngơi. Đêm rằm đầu Hạ, vầng trăng tròn vành vạnh, những cơn gió mát thổi qua khiến Việt tỉnh người, những căng thẳng của một ngày làm việc vì thế cũng dần bị xua tan. Rồi Việt bị thu hút bởi câu chuyện của hai người phụ nữ ngồi gần đó. Họ tranh thủ ăn hộp cơm nguội ngắt và trò chuyện với nhau về gia đình, con cái.

Vấn vương mùa lá sấu bay

Vấn vương mùa lá sấu bay

23 Apr, 12:02 PM

Kinhtedothi - Người ta thường biết và nhớ tới mùa Thu của Hà Nội bởi thảm lá vàng rơi như mùa thay áo mới, nhưng Hà Nội những ngày tháng Tư về cũng mang vẻ đẹp nao lòng bởi thảm lá sấu xào xạc, nhẹ nhàng rơi trong nắng mới đầu Hạ.

Xao xuyến khúc giao mùa

Xao xuyến khúc giao mùa

14 Apr, 02:08 PM

Kinhtedothi - Tháng Tư về, phố Hà thành chợt mơ màng trong hương sắc riêng của khúc giao mùa. Mỗi góc phố, con đường quen gieo vào lòng người chút xao xuyến của thời khắc chuyển giao từ Xuân sang Hạ.

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

Nhớ nghĩa đồng bào trong mâm cúng trôi chay

30 Mar, 05:13 PM

Ngày mồng Ba tháng Ba âm lịch cũng nhằm vào lúc thời tiết phong quang, tươi sáng, gió xuân vãn thổi hiu hiu, cây cối đâm chồi nảy lộc. Ấy là lúc chúng ta lại nhớ về ngày giỗ Tổ 10.3. Thế là nhà nhà nô nức xay bột để làm bánh trôi, bánh chay theo tích quốc mẫu Âu Cơ đẻ 100 trứng, nở ra 100 con từ một bào thai.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ