Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhà mạng "sống dở chết dở" vì kinh doanh sim số đẹp

KTĐT - Đến nay, với việc nhà mạng này "sống dở chết dở", đứng trước cuộc cách mạng thay máu mà chưa rõ đại gia nào hậu thuẫn, anh Lượng không còn hy vọng thanh lý hết số sim trên với giá một cây vàng như hồi đã nhập.
Lô sim 096 bán chẳng ai mua cách đây 2 năm của anh Thành - dân buôn sim VIP ở Hà Nội, bỗng có giá hàng trăm triệu đồng khi EVN Telecom về Viettel. Trong khi đó, người đầu tư vào sim đẹp S-Fone lại lỗ nặng.

Có trong tay 2 số tứ quý, 2 chiếc 6789, 5 sim tam hoa cùng gần chục số lộc phát đều là đầu 096, ước tính tài sản của anh Nguyễn Đức Thành, chủ hiệu sim đẹp trên phố Nguyễn Thái Học, Hà Nội lên đến cả trăm triệu đồng. Lô số này anh đã cất công rao bán cả năm trời hồi 2009 - 2010 mà không ai mua.

Anh Thành kể, cách đây 3-4 năm, sim của EVN Telecom được anh mua với giá khá rẻ, khoảng 3-5 triệu đồng cho mỗi số đuôi 6789 hoặc tứ quý. Sim lộc phát, tam hoa khéo mua, giá chưa đến một triệu đồng mỗi chiếc. Trong khi cũng những loại đó, nếu của đại gia di động (MobiFone, VinaPhone hoặc Viettel), giá đều gấp 10-20 lần.

Cũng có ý định gom sim đẹp nhưng đến năm 2009, gia đình có chuyện, đi vay mượn khắp nơi vẫn không đủ, anh Thành đành rao bán số sim trên với giá rẻ, chấp nhận chịu lỗ. "Cũng có một vài người hỏi nhưng được đúng một người chốt, bán được một sim tứ quý, còn lại ai cũng nghĩ nhập sim mạng nhỏ, khó bán", anh Thành kể. Chủ kinh doanh này giải thích thêm, cách đây 3 năm, sim đẹp vẫn chưa quá phổ biến và chỉ sim nhà mạng lớn mới được nhiều người quan tâm.

Đến khi có tin EVN Telecom sáp nhập Viettel, anh Thành nhận được cả chục cuộc điện thoại mỗi ngày hỏi mua những số anh đã rao bán trước đó. Nhưng anh quyết không bán vì biết chắc, một khi thành "người một nhà" với hãng viễn thông Quân đội, lô sim của anh sẽ được giá, nhất là khi số đẹp đang dần cạn trên thị trường.

"Với giá nhiều người hỏi mua hiện nay, tôi tính ra đã lãi gấp 10 lần lúc nhập. Hồi đăng tin rao bán chả ai lấy cũng khốn khổ, giờ hóa ra lại may", anh Thành tâm sự.

Trong khi đó, nhập lô sim S-Fone hơn 5 năm nay, đến nay, anh Đỗ Văn Lượng, ở Cầu Giấy, Hà Nội vẫn mắc kẹt. Anh thông tin, hồi đó anh đầu tư khoảng một cây vàng để nhập toàn số chọn đầu 095. Nhưng chỉ sau đó chừng một đến 2 năm, hàng ế và đến giờ là gần như "xếp xó".

Anh Lượng tâm sự, với suy nghĩ S-Fone là hãng viễn thông thứ 3 ra nhập tại Việt Nam, khi mở màn, nhà mạng này cũng rất sôi động và hoành tráng. "Nào tặng sim đôi, điện thoại couple, ngày đó ai cũng nghĩ S-Fone sinh trước lại khuấy đảo thị trường kiểu gì cũng mạnh. Không ngờ chỉ một thời gian ngắn sau, Viettel ra đời rồi nhanh chóng soán ngôi", anh Lượng nói.

Đến nay, với việc nhà mạng này "sống dở chết dở", đứng trước cuộc cách mạng thay máu mà chưa rõ đại gia nào hậu thuẫn, anh Lượng không còn hy vọng thanh lý hết số sim trên với giá một cây vàng như hồi đã nhập.

Kinh doanh sim đẹp hơn 5 năm ở Hà Nội, anh Nguyễn Văn Hưng chia sẻ, kinh doanh sim VIP thành hay bại còn do may rủi bởi rất nhiều chuyện không thể tính được. Anh giải thích, buôn số VIP thực chất là dựa hơi tâm lý người tiêu dùng. Nhiều thượng đế thích, thị trường khan thì đó là hàng quý, hiếm và đương nhiên có giá. Còn nếu không may bị lãng quên, số đẹp cũng chỉ là chiếc sim bé nhỏ, không hơn.

Anh Hưng cho rằng bản thân số đẹp của cùng một nhà mạng còn có số phận "3 chìm 7 nổi" chứ chưa nói đến chọn đầu tư sim của nhiều hãng khác nhau. "Số mệnh sim sống hay chết còn do nhà mạng đó thịnh hay suy. Nay khỏe mai yếu là chuyện chẳng ai nói trước được, nên chưa kể đến tâm lý và khả năng chi tiêu của khách, nghề này đã rất rủi ro", anh Hưng nói.

Trong khi đó, anh Nguyễn Quốc Bảo, chủ buôn sim trên phố Đại La, Hà Nội lại cho rằng, dù khó dự đoán, việc đầu tư sim số vẫn phải dựa trên 2 yếu tố cơ bản. Đó là bản thân những con số trong đó phải đẹp theo ý nghĩa phong thủy và sim của nhà mạng càng lớn càng tốt.

Anh Bảo giải thích, khách mua sim luôn quan tâm sóng của nhà mạng đó có tốt hay không, lượng thuê bao nhiều hay ít. Bởi không ai mua sim về chỉ để lắp vào máy rồi lúc gọi được lúc không. Theo đó, các hãng lớn sẽ có đủ khả năng để đầu tư hạ tầng, khuyến mãi, thu hút thuê bao và giúp đại lý dễ tiêu thụ sim hơn. Tuy nhiên, chủ buôn này cũng thừa nhận, đó chỉ là mẹo để "tránh chết" còn giàu nghèo trong này còn phụ thuộc một phần vào thời cơ và sự may rủi.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

Tháo gỡ điểm nghẽn, Đà Nẵng tăng tốc giải ngân

16 Jul, 08:42 PM

Kinhtedothi - Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Trần Nam Hưng yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Quảng Nam khẩn trương kiện toàn tổ chức, ban hành cơ chế vận hành để các dự án sớm đẩy nhanh tiến độ, về đích đúng hạn.

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

Phát động phong trào thi đua mới nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi

16 Jul, 08:13 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu tổ chức phát động phong trào thi đua mới nhằm thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân, tạo ra phong trào, khí thế phát triển doanh nghiệp góp phần tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi của quốc gia và toàn cầu.

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

Hà Nội: triển khai nhiều hoạt động kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ 27/7

16 Jul, 02:03 PM

Kinhtedothi-Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP và các xã, phường tập trung tuyên truyền khẳng định ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội và giá trị nhân văn của Ngày Thương binh - Liệt sĩ; tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng; những thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sĩ, người có công trong cả nước và Thủ đô Hà Nội.

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

An Giang thể hiện tinh thần cầu thị, khát vọng vươn lên trong kỷ nguyên mới

16 Jul, 10:15 AM

Kinhtedothi – Tỉnh An Giang vừa tổ chức thành công “Hội thảo khoa học định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030”. Sự kiện được ví như một “Hội nghị Diên Hồng” với sự có mặt của gần 300 đại biểu là lãnh đạo Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành, những cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ…

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ