Nhận diện “sức khỏe” doanh nghiệp Việt

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - “Phao cứu sinh” cho nền kinh tế trong các năm qua là những ngành có nhiều DN đạt chỉ số tài chính tốt, gồm: Dịch vụ, công nghiệp thực phẩm, bất động sản, cơ khí, công nghiệp khí, công nghiệp phân bón, dược và dụng cụ y tế, thương mại và trồng trọt.

Trong khi đó, các DN có kết quả kinh doanh nằm ở cuối bảng xếp hạng như: Chứng khoán, công nghiệp điện tử, khách sạn, thủy sản, vận tải, hóa chất, bảo hiểm, thức ăn gia súc, tư vấn và thép… đang bị coi là “gánh nặng” cho nền kinh tế. Kết quả này được đưa ra trong Báo cáo Chỉ số kinh doanh 2014 công bố sáng 27/1 tại Hà Nội.

Phản ánh động thái phát triển của từng ngành

Theo PGS. TS Nguyễn Mạnh Quân - Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển DN (INBUS), thành viên nhóm nghiên cứu, Báo cáo Chỉ số kinh doanh cho biết động thái trong từng ngành có thể gây ảnh hưởng đến nền kinh tế. Động thái trong các ngành cũng được thể hiện rõ qua việc so sánh số liệu giữa năm 2014 với 2013. Năm 2014, số DN đạt tiêu chí về giá trên 10.000 đồng/CP hay cổ tức (EPS) trên 15% hoặc cả 2 tiêu chí này đều tăng được ghi nhận ở một số ngành gồm: Cơ khí, hóa chất, sách và thiết bị trường học, nhựa và bao bì, vận tải, vật liệu xây dựng; về tiêu chí giá cả gồm bảo hiểm, hạ tầng, điện, dịch vụ, vận tải, vật liệu xây dựng, xây dựng; về tiêu chí EPS có: Bất động sản, cơ khí, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, dịch vụ, dược và dụng cụ y tế, khoáng sản, may mặc, tư vấn, xây dựng…” – ông Quân cho biết.
Lắp ráp linh kiện tại Công ty Ô tô Forcia.      Ảnh: Lê Tuấn
Lắp ráp linh kiện tại Công ty Ô tô Forcia. Ảnh: Lê Tuấn
Một dấu hiệu khác là tình trạng “chuyển nhóm” của DN trong từng ngành. Kết quả phân tích trong Báo cáo Chỉ số kinh doanh 2014 cho thấy, chỉ có duy nhất ngành bất động sản thể hiện xu thế chuyển nhóm tích cực. Trong khi đó, chiều hướng thay đổi ở nhiều ngành là khá tiêu cực, ví dụ như các ngành hạ tầng,
Báo cáo Chỉ số kinh doanh (Business Indexing) là sản phẩm của Chương trình Đánh giá năng lực hoạt động DN do INBUS, báo Diễn đàn DN, Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Hội các Nhà quản trị DN Việt Nam phối hợp triển khai. Báo cáo Chỉ số kinh doanh được tiến hành hàng năm bắt đầu từ năm 2013 nhằm cung cấp cho các nhà nghiên cứu, quản lý, phân tích và đầu tư những thông tin cơ bản về hoạt động của DN thuộc các ngành, các lĩnh vực khác nhau trong một năm và những thay đổi đạt được so với năm trước.
khoáng sản, công nghiệp đường, công nghiệp nhẹ, công nghiệp phân bón, dược và dụng cụ y tế, công nghiệp khí, cơ khí...

Đo “sức khỏe” và “sức vươn” của doanh nghiệp

Báo cáo Chỉ số kinh doanh cũng cho biết sự tiến bộ trong hoạt động của các DN. Theo Báo cáo, so sánh số liệu giữa 2 năm 2014 và 2013, xét theo thứ hạng DN, duy nhất ngành điện có 5 DN tăng bậc và không có DN giảm bậc. Ngoài ngành điện, nhiều ngành khác phải chứng kiến tình trạng có DN giảm bậc, ví dụ như công nghiệp đường, công nghiệp thực phẩm, cơ khí, dịch vụ dầu khí, hóa chất, công nghiệp điện tử, may mặc, nhựa và bao bì, thương mại, thủy sản, trồng trọt, xây dựng. Thực tế này cho thấy có sự phân hóa trong nội bộ ngành, có một số DN đứng vững và phát triển, trong khi có một số DN khác rơi dần vào “vòng xoáy” của sự suy thoái.

Báo cáo Chỉ số kinh doanh cũng cho biết tình trạng “sức khỏe” của DN trên cơ sở 21 chỉ số tài chính. Trong số 254/391 DN được khảo sát năm 2013 còn “trụ hạng” đến năm 2014, số lượng chỉ số được ghi nhận “tốt lên” cân bằng với số lượng được ghi nhận “yếu đi” (49,6% “tốt lên”, 49,7% “yếu đi”). Điều đó cho thấy, tình trạng tài chính DN về cơ bản không thay đổi trong năm 2014 so với năm 2013. Tuy nhiên, xét đến phạm vi ngành, mức độ cải thiện ở các chỉ số tài chính lại rất khác nhau, cao nhất là 81% ở ngành du lịch, thấp nhất là 28,6% ở ngành thức ăn gia súc.

Lý giải về việc Báo cáo lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các công ty niêm yết, ông Đặng Văn Thanh – Chủ tịch Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam cho biết: “Thứ nhất, thị trường chứng khoán luôn được các nhà nghiên cứu coi là phong vũ biểu của nền kinh tế. Thứ hai, những công ty niêm yết là những công ty có Báo cáo tài chính đã được đánh giá, xác nhận bởi các kiểm toán viên của công ty kiểm toán độc lập đảm bảo tính khách quan và độ tin cậy cao”.

Đồng tình và đánh giá cao chất lượng Báo cáo, bà Phạm Thị Thu Hằng – Tổng Thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định, Báo cáo Chỉ số kinh doanh phản ánh được chính xác tình hình “sức khỏe” của DN, sự phát triển của các ngành, các lĩnh vực và quan trọng hơn là chỉ ra được sự phát triển của cả nền kinh tế.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần