Nguyên Phó Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng (trái), Nguyễn Đức Hưởng - nguyên Chủ tịch Liên Việt Post Bank |
Chưa thôi biến động
Gây chú ý khá nhiều là thông báo của Ngân hàng Seabank, khi kể từ ngày 8/2, ông Nguyễn Cảnh Vinh sẽ thôi đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc tại SeABank - vị trí mà ông mới được bổ nhiệm chỉ 4 tháng trước đó. Ông Lê Văn Tần sẽ trở lại vị trí Phó Tổng giám đốc phụ trách điều hành hoạt động của SeABank thay thế cho ông Vinh. Nói là chú ý bởi ông Nguyễn Cảnh Vinh có 21 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, từng là Phó Tổng giám đốc tại Techcombank. Trước khi ông Vinh về, SeaBank đã trải qua 3 tháng không có Tổng Giám đốc kể từ khi ông Đặng Bảo Khánh từ nhiệm khỏi vị trí này.Giới quan sát cho rằng, mời một nhân sự ở Techcombank về đảm nhận ghế nóng tại SeaBank, có thể là một cách “đi tắt, đón đầu” của SeaBank nhằm tận dụng được ưu thế về kinh nghiệm và các kỹ thuật phát triển, vốn là điểm mạnh của Techcombank. Tuy nhiên, việc chưa ngồi ấm chỗ đã ra đi của ông Vinh cho thấy, để có thể hòa hợp và phát huy được những kỹ thuật này ở một tổ chức mới không hề đơn giản, thậm chí còn gây tác dụng ngược. Trước đó, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) cũng thông báo ông Cù Anh Tuấn từ nhiệm ghế Tổng Giám đốc từ ngày 12/1/2018 vì lý do cá nhân. Vào tháng 5/2015, ông Tuấn được HĐQT giao làm quyền Tổng Giám đốc sau khi ông Phạm Duy Hiếu từ nhiệm vì lý do cá nhân kể từ tháng 5/2015 và đến đầu tháng 2/2016 thì chính thức làm Tổng Giám đốc.Mùa ĐHCĐ năm nay cũng chứng kiến sự chia tay của một số nhân sự cấp cao ngân hàng khác như ông Nguyễn Đức Hưởng - Chủ tịch Liên Việt Post Bank có người kế nhiệm, Phó Chủ tịch Kiều Hữu Dũng xin rời Sacombank…Quyển lực nhỏ, áp lực lớnTại sao hoạt động của hệ thống nhà băng đã khá ổn định và có những thông số tích cực nhưng câu chuyện nhân sự cấp cao lại vẫn biến động? Câu trả lời được một người trong cuộc chia sẻ rằng, nghề CEO ngân hàng thực sự nhiều áp lực. Một mặt, các CEO phải đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng nhanh, mặt khác CEO lại không được toàn quyền làm theo những gì mình cho là đúng.Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa nhìn nhận, chuyện quản trị theo các thông lệ hiện đại của ngân hàng còn khá xa xỉ. Trong khi ở nước ngoài quy định rất rạch ròi và ngặt nghèo về các điều kiện, tiêu chí mà ứng viên ngồi ghế CEO ngân hàng hoặc tham gia HĐQT các ngân hàng phải đáp ứng, thì ở Việt Nam chưa chú trọng đến yếu tố này. Bởi vậy, khi quyết định dự án nào đó, họ thường vì quyền lợi của cổ đông lớn giới thiệu và bỏ phiếu cho họ chứ không phải hành động dựa trên quyền lợi ngân hàng. Thực tế, thù lao của các chức danh nhân sự cao cấp trong ngân hàng nhìn qua ở mức rất cao. Đơn cử như, VIB trả thù lao cho HĐQT và Ban Kiểm soát tương đương hơn 28 tỷ đồng/năm; VPBank chi tới 49 tỷ đồng để trả lương và phụ cấp khác cho các thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Tổng giám đốc trong năm 2017; còn tại Sacombank, thù lao HĐQT và Ban Kiểm soát năm 2017 là 18,5 tỷ đồng, OCB là 20 tỷ đồng/năm… nhưng không nhiều người chấp nhận đánh đổi. Kinh doanh tiền tệ là lĩnh vực rất nhạy cảm, chưa kể là thời điểm này rủi ro rất cao. Sau làn sóng biến động nhân sự cao cấp lần thứ nhất với những biến cố năm 2011 và 2012, ngành ngân hàng đang chứng kiến làn sóng thay đổi lần thứ 2. Nếu lần thứ nhất, hàng loạt lãnh đạo ngân hàng ngã ngựa vì sai phạm thì giờ đây, nhiều nhân sự cao cấp cũng được thay đổi để các nhà băng tiến hành công cuộc tái cấu trúc giai đoạn 2.
Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa công bố tài liệu họp ĐHCĐ thường niên năm 2018 dự kiến tổ chức vào ngày 19/4 tới tại TP Hồ Chí Minh. Theo đó, HĐQT ngân hàng này dự kiến sẽ trình cổ đông thông qua số lượng thành viên dự kiến bầu vào HĐQT nhiệm kỳ mới (2018 - 2023) là 11 thành viên, tăng 3 người so với hiện nay. Trong danh sách đề cử không có ông Trần Mộng Hùng (thành viên HĐQT, người sáng lập và đóng vai trò rất lớn trong quá trình phát triển của ACB), Chủ tịch Thiên Minh Group Trần Trọng Kiên - người đã có hơn nửa thập kỷ điều hành ACB cũng rút khỏi HĐQT ACB khóa tới. |