Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhập khẩu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tăng mạnh

Kinhtedothi - Trong 5 tháng đầu năm 2017, nhập khẩu vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đều tăng mạnh về khối lượng và giá trị.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, ước tính khối lượng nhập khẩu phân bón các loại trong tháng 5/2017 đạt 427.000 tấn với giá trị 119 triệu USD, đưa khối lượng nhập khẩu phân bón 5 tháng đầu năm 2017 đạt 2,01 triệu tấn và giá trị ước đạt 547 triệu USD, tăng 31,8% về khối lượng và tăng 24,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó, khối lượng nhập khẩu phân đạm URE ước đạt 230.000 tấn với giá trị đạt 60 triệu USD, tăng 22,4% khối lượng và tăng 32,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Nhập khẩu phân SA ước đạt 423.000 tấn với giá trị nhập khẩu đạt 50 triệu USD, tăng 9,6% về khối lượng và tăng 4,4% về giá trị so với năm 2016.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu trong 4 tháng đầu năm 2017 đến từ Trung Quốc. So với năm 2016, thị trường Trung Quốc đã tăng cả khối lượng và giá trị đồng thời chiếm tới 39,1% tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này. Khối lượng nhập khẩu phân bón trong 4 tháng đầu năm 2017 tăng tại hầu hết các thị trường chính trừ 2 thị trường là Canada và Malaysia. Trong đó, thị trường tăng mạnh nhất là Indonesia, tăng hơn 3 lần về cả khối lượng và giá trị.

Về thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 5/2017 đạt 98 triệu USD, nâng giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 5 tháng đầu năm 2017 đạt 400 triệu USD, tăng 41,1% so với cùng kỳ năm 2016. Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu trong 4 tháng đầu năm 2017 chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm tới 53,4% tổng giá trị của mặt hàng này.

Trong 4 tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu tăng mạnh tại thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc và Ấn Độ với giá trị tăng lần lượt là 59,2%, 50,2%, 44,3%, 43,4% và 36,2%. Ở các thị trường khác, giá trị nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu giảm. Trong đó thị trường có giá trị giảm nhiều nhất trong 4 tháng đầu năm 2017 là Indonesia và Malaysia với giá trị nhập khẩu giảm lần lượt là 18,8% và 12,8% so với cùng kỳ năm 2016.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ