Nhật Bản thắt chặt quy định tuyển du học sinh nước ngoài
Theo dữ liệu từ một trường đại học tại Tokyo, vào năm 2019 họ đã mất liên lạc với khoảng hơn 1.000 du học sinh quốc tế đang theo học tại trường. Từ thực trạng trên, cơ quan Dịch vụ Nhập cư Nhật Bản đã chủ động thắt chặt các chính sách về quản lý sinh viên ngoại quốc tại các cơ sở đào tạo bắt đầu từ ngày 26/4.
Theo đó, các trường đại học và trường dạy nghề sẽ không còn được phép nhận sinh viên nước ngoài trừ khi việc tuyển sinh của họ được quản lý theo các quy định đã sửa đổi. Các quy định được điều chỉnh mới này ngăn chặn các cơ sở giáo dục trên tuyển du học sinh trái phép cũng như hạn chế tình trạng sinh viên làm thêm bất hợp pháp.

Cùng với đó, một sắc lệnh về nhập cư của Bộ Tư pháp Nhật Bản cũng được sửa đổi dựa trên chính sách của chính phủ ban hành năm 2019. Sắc lệnh này yêu cầu toàn bộ cơ sở đào tạo giáo dục kiểm tra kỹ lưỡng các bước đăng ký nhập học của du học sinh và chỉ trích các trường đã quá dễ dãi trong việc chấp nhận các sinh viên đến "đất nước mặt trời mọc" chỉ để làm việc.
Bên cạnh đó, còn xảy ra tình trạng các nghiên cứu sinh biến mất khỏi trường Đại học Tokyo. Đây là những người đang theo học khóa dự bị tại các trung tâm để chuẩn bị chuyển sang khóa học đại học chính quy.
Nhằm đối phó với hiện trạng này, cơ quan Nhật Bản quyết định sẽ không tiếp tục cấp thị thực nhập cảnh cho người nước ngoài đang học tiếng Nhật với tư cách là “nghiên cứu sinh” hay “sinh viên dự bị không chính quy” trong thời gian tới.

Nền kinh tế Nhật Bản phục hồi, duy trì triển vọng tăng lãi suất
Kinhtedothi - Lần đầu tiên trong bốn năm, sản lượng kinh tế của Nhật Bản đã phục hồi hoàn toàn trong quý 4, một dấu hiệu tích cực thúc đẩy Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tăng lãi suất trở lại.

Vượt mặt các đối thủ, Nhật Bản dẫn đầu chi tiêu cho chip bán dẫn
Kinhtedothi - Chính phủ Tokyo đang dồn mọi nguồn lực cho lĩnh vực then chốt này.

Chia sẻ quyền nuôi con hậu ly hôn: bước ngoặt trong luật pháp Nhật Bản
Kinhtedothi - Hạ viện Nhật Bản vừa thông qua đề xuất cho phép cha mẹ ly hôn chia sẻ quyền nuôi con chung, nhằm giải quyết mối lo ngại về tác động tâm lý tiêu cực của luật hiện hành đối với trẻ em.