Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Nhật Bản tiếp tục cho vay khoảng 7000 tỷ đồng xây dựng đường sắt đô thị

Kinhtedothi - Chính phủ Nhật Bản tiếp tục cho Việt Nam vay tiếp nối lần thứ 4 trị giá 41.223,7 triệu yên (7.000 tỷ đồng), sau 3 khoản vay vào các năm 2007, 2012 và 2016 theo chương trình Chính phủ Nhật Bản cam kết tài trợ cho Dự án Đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh

Ngày 16/12, trong khuôn khổ chương trình của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN-Nhật Bản và tiến hành các hoạt động song phương tại Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Yamada Takio đã trao đổi Công hàm cho khoản vay STEP lần 4 của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (metro)số 1 TP Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Quang cảnh buổi ký kết tài trợ khoản vay 7000 tỷ đồng của CP Nhật Bản cho dự án đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh 

Đây là khoản vay tiếp nối lần thứ 4 trị giá 41.223,7 triệu yên (tương đương 7.000 tỷ đồng) sau 3 khoản vay vào các năm 2007, 2012 và 2016. Điều này khẳng định cam kết của Chính phủ Nhật Bản tài trợ cho dự án nhằm góp phần hoàn thành Dự án quan trọng này tại TP Hồ Chí Minh và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của Việt Nam.

Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP Hồ Chí Minh (tuyến Bến Thành-Suối Tiên) là một trong tám tuyến Metro được Thủ tướng phê duyệt quy hoạch nhằm hình thành hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn cho đô thị lớn nhất trong cả nước.

Dự án có bốn gói thầu chính sử dụng vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản gồm ba gói thầu xây dựng và một gói thầu cơ điện.

Tuyến metro này dài gần 20 km, bắt đầu từ ga Bến Thành, quận 1 đến Depot Long Bình, TP Thủ Đức. Dự án khởi công năm 2012 và dự kiến sẽ đưa vào vận hành khai thác trong năm 2024.

Về quy hoạch tổng thể hệ thống đường sát đô thị tại TP Hồ Chí Minh, vừa qua UBND TP cũng đề xuất Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư 1 dự án hệ thống đường sắt đô thị với tổng chiều dài khoảng 200km kết hợp phát triển, chỉnh trang đô thị khu vực TOD theo quy hoạch. Dự kiến hoàn thành trong năm 2035 và phân cấp, ủy quyền cho TP Hồ Chí Minh quyết định các vấn đề liên quan.

Tốc độ tăng GRDP của TP Hồ Chí Minh tăng 5,87%

Tốc độ tăng GRDP của TP Hồ Chí Minh tăng 5,87%

TP Hồ Chí Minh đón hơn 30 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng

TP Hồ Chí Minh đón hơn 30 triệu lượt khách du lịch trong 10 tháng

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

CSGT Bình Dương tịch thu xe tự chế không có giấy tờ hợp pháp

23 May, 09:53 AM

Kinhtedothi - Theo thông tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Dương, trong hai ngày 21 và 22/5/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và xử lý 15 trường hợp xe ba gác, xe tự chế vi phạm các lỗi như không có giấy phép lái xe, không có chứng nhận đăng ký xe, chở hàng cồng kềnh, quá khổ, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

Thu nộp phạt giao thông để đầu tư hạ tầng, công nghệ

23 May, 05:10 AM

Kinhtedothi - Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, Thạc sĩ Quản lý kinh tế Hoàng Thị Thu Phương cho rằng, sở dĩ nhiều ý kiến cho rằng mức phạt vi phạm giao thông quá cao không mang đến hiệu quả tích cực là do chưa hiểu rõ về các khoản chi từ nguồn thu này. Để người dân hiểu và ủng hộ, cần làm rõ việc chi từ nguồn thu nộp phạt giao thông là để tăng cường hiệu quả cho chính công tác bảo đảm trật tự, ATGT.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ