Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiệm vụ khoa học công nghệ phải xuất phát từ thực tiễn

Kinhtedothi-Ngày 5/7, Sở KH&CN Hà Nội đã có buổi làm việc định hướng, hướng dẫn đề xuất kế hoạch KHCN&ĐMST năm 2025 và kiểm tra thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh phát triển KHCN&ĐMST trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021-2025" với huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức và Phú Xuyên.

Tại  buổi làm việc, đại diện Phòng Kinh tế các huyện đã báo với đoàn công tác về kết quả triển khai các nhiệm vụ KHCN và Chương trình số 07/CTr/TU.

Theo đó, các huyện xác định nhiệm vụ định hướng, đề xuất kế hoạch khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo (KHCN&ĐMST) và triển khai Chương trình 07/CTr/TU là nhiệm vụ quan trọng.

Quang cảnh buổi làm việc.

Các huyện đã chủ động ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các đơn vị trên địa bàn thực hiện. Các nhiệm vụ khoa học phù hợp, đảm bảo tính khả thi, thiết thực, bám sát thực tiễn, theo kịp xu thế phát triển hiện đại, bền vững, song song với việc đổi mới, sáng tạo về tư duy, phát triển trí tuệ, nguồn nhân lực vận hành…

Các thành tựu nghiên cứu KHCN đã được ứng dụng vào thực tế sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động quản lý điều hành góp phần tạo môi trường làm việc thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức.

Cùng với đó, áp dụng KHCN đã giúp sản xuất nông nghiệp của các huyện có nhiều khởi sắc, mang lại lợi ích thu nhập cao hơn cho người sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Qua việc tích cực tham gia phong trào thi đua, thực hiện và áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của các cá nhân tại đơn vị công tác đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc tại cơ quan đơn vị trên địa bàn.

Việc triển khai áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN ISO 9001:2015 tạo nhiều hiệu quả tích cực. Các huyện đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm làng nghề, sản phẩm OCOP được xây dựng nhãn hiệu tập thể, bảo hộ nhãn hiệu.

Tuy nhiên, theo chia sẻ chung cho thấy, các huyện vẫn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định và triển khai các nhiệm vụ KHCN.

Chia sẻ khó khăn thực tế khi thực hiện, Trưởng Phòng Kinh tế huyện Ứng Hòa Phạm Văn Hoạch cho biết, các xã, thị trấn, các đơn vị quản lý nhãn hiệu tập thể chưa nhận thức rõ phát huy, tác dụng của việc sử dụng nhãn hiệu tập thể trong việc quảng bá, kinh doanh sản phẩm. Trong khi cán bộ phụ trách về lĩnh vực KHCN là cán bộ kiêm nhiệm không có chuyên mon về sở hữu trí tuệ, dẫn đến khó khăn trong việc quản lý và giám sát việc sử dụng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Sản phẩm được bảo hộ bằng nhãn hiệu thập thể, nhãn hiệu chứng nhận chưa có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế do thiếu đầu tư vào nghiên cứu phát triển, quảng bá thương hiệu.

Đối với Chương trình 07/CTr-TU do là một chương trình mới, lần đầu được Thành ủy và Huyện ủy triển khai có nhiều nội dung mang tính chất bao quát, bao trùm các ngành, lĩnh vực nên quá trình tổ chức thực hiện còn gặp nhiều khó khăn.

Nguồn lực thực hiện chuyển đổi số còn mỏng, yếu, chưa chuyên sâu; việc nắm bắt thông tin, kiến thức của người dân về các dịch vụ công trực tuyến còn hạn chế, nhất là người dân ở vùng nông thôn, người dân sử dụng thiết bị di động thông minh còn hạn chế về kỹ năng. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị còn hạn chế để thực hiện hiệu quả hơn trong quản lý tài liệu, hồ sơ…

Do đó, đại diện các huyện kiến nghị Sở KH&CN và TP tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về sở hữu trí tuệ thông qua công tác đào tạo, tập huấn. Tiếp tục đồng bộ hệ thống hạ tầng số, các phầm mềm dùng chung trên toàn TP nhằm giảm thời gian thực hiện trên hệ thống cho cán bộ công chức. Quan tâm tạo điều kiện thực hiện nhiệm vụ khoa học đã đề xuất trên địa bàn…

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Giám đốc Sở KH&CN Hà Nội Nguyễn Quốc Hà đánh giá các huyện đã tích cực vào cuộc triển khai các nhiệm vụ KH&CN, triển khai Chương trình 07/CTr-TU của Thành ủy và đã đạt được nhiều kết quả vào thực tiễn. 

Gợi mở những định hướng triển khai nhiệm vụ KHCN&ĐMST, ông Nguyễn Quốc Hà cho rằng, việc đề xuất nhiệm vụ khoa học phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn từng huyện, giải quyết được những vấn đề các huyện đang quan tâm.

Cùng với đó, các huyện cần tăng cường cơ chế đặt hàng các đề tài khoa học. Các đề tài đặt hàng phải rõ địa chỉ ứng dụng và trả lời được các câu hỏi: cần công nghệ gì, giải quyết vấn đề gì?

Trên cơ sở đó, ông Nguyễn Quốc Hà đề nghị, trong thời gian tới các huyện cần quan tâm nâng cao chất lượng báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ KHCN thường xuyên, để Sở KH&CN có cơ sở tham mưu TP đưa ra các giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

Định hướng phát triển nông nghiệp An Giang từ một hội thảo khoa học

14 Jul, 02:08 PM

Kinhtedothi – Tại Hội thảo “Định hướng phát triển kinh tế - xã hội và góp ý Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang nhiệm kỳ 2025 - 2030” sáng 14/7, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã tới dự và có bài phát biểu góp ý về định hướng phát triển nông nghiệp An Giang.

Cải thiện môi trường pháp lý- đồng lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

Cải thiện môi trường pháp lý- đồng lực thúc đẩy phát triển doanh nghiệp

14 Jul, 02:00 PM

Kinhtedothi - Hệ thống pháp luật kinh doanh hiện nay vẫn còn phức tạp, thiếu minh bạch, thiếu đồng bộ và còn nhiều điểm chưa phù hợp thực tế. Việc cải thiện các quy định pháp luật để tạo môi trường pháp lý minh bạch, ổn định và khả thi sẽ là động lực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

Sau thuỷ điện Hoà Bình, đến lượt thuỷ điện Tuyên Quang xả lũ

14 Jul, 01:35 PM

Kinhtedothi - Từ 14 giờ chiều 14/7, Công ty Thuỷ điện Tuyên Quang mở 1 cửa xả đáy hồ chứa thủy điện Tuyên Quang. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị các tỉnh, TP (bao gồm cả Hà Nội) tập trung triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn hồ đập và vùng hạ du.

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

Nan giải bài toán chợ "cóc": Cần cơ chế hút vốn cho chợ truyền thống

14 Jul, 10:04 AM

Kinhtedothi- Thời gian qua, TP Hà Nội đang triển khai nhiều biện pháp nhằm từng bước xóa bỏ các chợ “cóc”, chợ tạm tồn tại trên địa bàn, góp phần đảm bảo trật tự đô thị và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, để xử lý triệt để và tránh tình trạng tái phát, bên cạnh sự vào cuộc của chính quyền cơ sở, cần có cơ chế phù hợp để thu hút nguồn lực đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống chợ truyền thống.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ