Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều hộ dân tại Bát Tràng mong muốn tiếp tục được thuê đất để giữ nghề

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế& Đô thị, ông Phạm Thế Anh, Lê Huy Thanh, Nguyễn Quang Huy… - những hội viên Hội Gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) đại diện cho 150 hội viên đang kinh doanh tại Chợ gốm Bát Tràng và 35 hội viên đang sinh sống, sản xuất tại mặt bằng thuê của Công ty CP Sứ Bát Tràng đã thể hiện mong muốn tiếp tục được thuê đất để giữ nghề.
Cổ đông không được chia một đồng cổ tức
Theo trình bày của các hộ dân, năm 1959, thực hiện chủ trương của Chính phủ, các nhà sản xuất gốm tại làng Bát Tràng đã góp toàn bộ cơ sở vật chất, mặt bằng nhà xưởng, con người tham gia mô hình sản xuất công tư hợp doanh. Đến năm 1964, mô hình này được chuyển đổi thành Xí nghiệp Sứ Bát Tràng, tiền thân của Công ty CP Sứ Bát Tràng hiện tại. Đầu năm 1994, sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp bị đình đốn, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, không sử dụng hết mặt bằng hiện có để tổ chức sản xuất. Trước thực trạng đó, Xí nghiệp Sứ Bát Tràng đã kêu gọi Nhân dân làng Bát Tràng bao gồm cả cán bộ, công nhân Xí nghiệp đã nghỉ chế độ có nhu cầu sản xuất gốm sứ ra cho thuê mặt bằng. Sau khi ký hợp đồng thuê với Xí nghiệp, các hộ dân đã bỏ công sức, tiền của đầu tư cải tạo mặt bằng, xây dựng nhà xưởng, kéo điện... để phục vụ sản xuất và đáp ứng yêu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Đại diện các hộ dân Bát Tràng mong muốn được thuê đất trực tiếp với Nhà nước.         Ảnh: Gia Khánh

Giai đoạn chuyển tiếp năm 1998, thực hiện chủ trương cổ phần hóa DN Nhà nước (DNNN), các hộ dân thuê đất tại đây đã bỏ vốn mua cổ phần và là những cổ đông sáng lập của Công ty CP Sứ Bát Tràng. Tuy là cổ đông nhưng suốt hơn 20 năm qua, những hộ dân này không được chia cổ tức. Nguyên nhân là do Công ty thua lỗ triền miên. Mặc dù vậy, để giữ và phát triển làng nghề, các hộ dân vẫn tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất trên phần diện tích đất đã thuê.
Mong muốn được ổn định
Thực hiện chủ trương rút vốn Nhà nước tại Công ty CP Sứ Bát Tràng, tháng 6/2016, Tập đoàn Xuân Lộc Thọ thực hiện mua lại toàn bộ phần vốn Nhà nước tại Công ty khiến các hộ dân ở đây đứng trước nguy cơ phải dừng sản xuất. Cụ thể, sau khi hoàn tất việc bán phần vốn Nhà nước, Công ty CP Sứ Bát Tràng đã có Thông báo số 119/2016/TB về việc chấm dứt hợp đồng và thu hồi tài sản của các hộ dân đã đầu tư trên phần diện tích đã thuê từ nhiều năm qua. Thông báo 30/27-5-2016/TB và Thông báo 38/06-06-2016/TB về chấm dứt hợp đồng và thu hồi với các hộ kinh doanh tại Chợ gốm.
Đã nhiều năm gắn bó, từng bỏ công, bỏ của để cải tạo khu đất vốn bị bỏ hoang và không ít lần cùng làng nghề vượt qua khó khăn, ông Phạm Thế Anh - đại điện cho các hộ dân ở đây bày tỏ mong muốn được các cấp chính quyền xem xét tạo điều kiện để người dân ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cũng như bảo tồn các giá trị làng nghề. “Được đóng góp nghĩa vụ thuê đất trực tiếp với Nhà nước là mong muốn của các hộ dân ở đây. Tuy nhiên, từ nhiều năm nay, những nguyện vọng này vẫn chưa được giải quyết. Chính vì thế, những thông báo về việc thu hồi diện tích đất sau nhiều năm mất không ít công, của để cải tạo, phát triển sản xuất gắn với cuộc sống của nhiều gia đình đang gây tâm lý hoang mang, làm ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ dân nơi đây” - ông Anh nêu ý kiến.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại

01 Jul, 11:06 PM

Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu cần tiếp tục thực hiện các chương trình, phong trào thi đua, kiên trì, kiên định để thực hiện bằng được mục tiêu xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh" và "giảm nghèo toàn diện, bao trùm và bền vững".

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

Gia tăng giá trị cho nông nghiệp Hà Nội

01 Jul, 03:18 PM

Kinhtedothi – Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Hà Nội lựa chọn phát triển nông nghiệp đa giá trị, song vẫn mang những đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và bảo vệ môi trường sinh thái.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ