Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều khó khăn trong quản lý vật tư nông nghiệp

Kinhtedothi - Số lượng cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp trên địa bàn Hà Nội chủ yếu quy mô nhỏ lẻ; tình trạng người dân mua sản phẩm giống cây trồng, phân bón… trên mạng xã hội đã, đang gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này.

Vật tư nông nghiệp được bán tràn lan trên mạng xã hội

Thời gian qua, các ngành chức năng của thành phố đã đẩy mạnh tuyên truyền, khuyến cáo người dân sử dụng các loại vật tư nông nghiệp, như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật sinh học có nguồn gốc rõ ràng để sản xuất nông nghiệp theo hướng VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ.

Lực lượng chức năng TP Hà Nội phát hiện 1 kho thuốc bảo vệ thực vật giả mạo nhãn hiệu. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, việc quản lý vật tư nông nghiệp vẫn còn khó khăn, do toàn thành phố có tới 3.271 cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhưng chủ yếu có quy mô nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư.

Hơn nữa, tình trạng người dân mua phải phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng kém chất lượng tại các chợ nông thôn và trên mạng xã hội vẫn xảy ra, khiến cơ quan chức năng khó có thể kiểm soát.

Bà Đặng Thi Dung (xã Vạn Tín, huyện Mỹ Đức) chia sẻ, khi vào vụ sản xuất, gia đình bà thường ra chợ ở địa phương mua giống rau về gieo trồng và khi phòng trừ sâu bệnh thường đến các cửa hàng bán vật tư nông nghiệp mua phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Thậm chí, gia đình bà còn mua online, nên có những lúc mua phải hàng kém chất lượng, khiến rau bị sâu bệnh nhiều, sản lượng kém.

Về vấn đề này, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) Lưu Thị Hằng cho biết, việc mua và sử dụng vật tư nông nghiệp kém chất lượng, hàng giả, nhái (nhất là thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, giống...) không những gây thiệt hại trước mắt về kinh tế, mà còn để lại hậu quả lâu dài trên đồng ruộng.

“Năm 2024, chi cục đã phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra 61 cơ sở sản xuất, buôn bán vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực trồng trọt, 638 cửa hàng có hoạt động buôn bán vật tư nông nghiệp; qua đó đã phát hiện 3 cơ sở vi phạm. Do số lượng cửa hàng buôn bán vật tư nông nghiệp lớn, các đối tượng có thể vận chuyển lén lút thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu từ các địa phương khác vào Hà Nội” - bà Lưu Thị Hằng cho hay.

Tuyên truyền, kiểm soát cơ sở sản xuất, kinh doanh

Hiện bà con nông dân đang tập trung sản xuất nông nghiệp sau Tết Nguyên đán nhằm bảo đảm nguồn cung nông sản cho thị trường. Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Ứng Hoà Nguyễn Anh Tuấn, địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về sản xuất, buôn bán và sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; vận động Nhân dân tuyệt đối không mua và sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng bán trôi nổi trên mạng xã hội.

 

Các địa phương cần đẩy mạnh việc thống kê, quản lý điều kiện bảo đảm ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản thuộc thẩm quyền quản lý theo phân công, phân cấp của UBND TP

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Mạnh Phương

Đồng thời, yêu cầu các cơ sở trên địa bàn ký cam kết không sản xuất, buôn bán, sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là hàng cấm, hàng giả, hàng nhái, hàng nhập lậu, hàng không có tên trong danh mục được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam...

Ngoài ra, huyện tiếp tục thành lập đoàn kiểm tra liên ngành nhằm giám sát chặt chẽ việc lưu thông, quảng cáo các mặt hàng vật tư nông nghiệp; khuyến cáo người dân ưu tiên chọn mua những sản phẩm có thương hiệu, bảo đảm chất lượng tại cơ sở uy tín, được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép hoạt động…

Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Mạnh Phương cho biết, Sở đã chỉ đạo các đơn vị tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; chú trọng về nguồn gốc, nhãn mác sản phẩm.

Thông qua kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm, nhất là hành vi vi phạm về kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong giấy phép kinh doanh; kinh doanh hàng hóa không có tên trong danh mục được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng cấm, hàng lậu, hàng giả và các hành vi gian lận thương mại…

Bên cạnh đó, Sở phối hợp, đôn đốc các địa phương của thành phố thực hiện kiểm tra, đánh giá, phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, công bố danh sách và cập nhật thông tin đơn vị sản xuất, kinh doanh giống, vật tư tại địa bàn trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc này nhằm giúp các tổ chức, cá nhân biết, lựa chọn sử dụng giống cây trồng, vật tư nông nghiệp có nguồn gốc rõ ràng.

Về phía các huyện, thị xã, cần tăng cường kiểm tra, hậu kiểm, xử lý nghiêm, công khai các cơ sở vi phạm; khuyến cáo nông dân sau khi mua sắm vật tư nông nghiệp cần giữ lại bao bì, ghi chép nhật ký sử dụng, khi phát hiện có dấu hiệu hàng giả, kém chất lượng cần báo cho cơ quan chức năng để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Tạo bước đột phá để phát triển nông nghiệp bền vững

Tạo bước đột phá để phát triển nông nghiệp bền vững

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ