Nhiều khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025
Cụ thể, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau:
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Dự thảo Nghị định cũng nêu rõ những khoản phụ cấp không tính đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025. Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định: tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động; tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ.
Bên cạnh đó, các chế độ khác cũng không làm căn cứ tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là: hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động.
Dự thảo Nghị định quy định: tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương tính trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo giờ thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo giờ nhân với số giờ làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo ngày thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo ngày nhân với số ngày làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động;
Trường hợp trong hợp đồng lao động thỏa thuận lương theo tuần thì tiền lương tính trong tháng bằng tiền lương theo tuần nhân với số tuần làm việc trong tháng theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm k khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là mức phụ cấp hàng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, ở tổ dân phố.
Trường hợp mức phụ cấp hàng tháng của người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội, đó là mức tham chiếu.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội (dân quân thường trực) là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của đối tượng quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với đối tượng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội là tiền lương mà đối tượng này được hưởng theo quy định của pháp luật.
Trường hợp tiền lương ghi trong hợp đồng lao động và tiền lương trả cho người lao động bằng ngoại tệ thì tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính bằng đồng Việt Nam trên cơ sở tiền lương bằng ngoại tệ được chuyển đổi bằng đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm ngày 02 tháng 01 cho 06 tháng đầu năm và ngày 01 tháng 07 cho 06 tháng cuối năm. Trường hợp trùng vào ngày nghỉ mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa công bố thì lấy tỷ giá của ngày tiếp theo liền kề do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

Đóng bảo hiểm xã hội 15 năm, lương hưu tính thế nào?
Kinhtedothi – Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 gia tăng cơ hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội thông qua việc giảm số năm đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu từ 20 năm xuống 15 năm để được hưởng lương hưu.

Đóng bảo hiểm xã hội 10 năm vẫn có cách được hưởng lương hưu từ 1/7/2025
Kinhtedothi – Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định nhưng còn thiếu không quá 5 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được đóng một lần cho đủ 15 năm để hưởng lương hưu.

Năm 2025, đóng bảo hiểm xã hội bao nhiêu năm được hưởng lương hưu?
Kinhtedothi – Từ 1/1 - 30/6/2025, người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu. Từ 1/7/2025, người lao động khi nghỉ việc có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên thì được hưởng lương hưu.