Người dân tại xã Phương Mỹ (Hương Khê, Hà Tĩnh) di dời đến nơi an toàn hơn để lánh nạn. Ảnh Ban Chỉ đạo T.Ư về Phòng chống thiên tai |
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo các tỉnh miền Trung huy động lực lượng, phương tiện để nhanh chóng sửa chữa, khôi phục những công trình hạ tầng, bảo đảm giao thông thông suốt. Ảnh Chinhphu.vn |
Giao thông đường sắt, đường bộ bị ngập lụt và hư hỏng nặng tại nhiều đoạn làm ách tắc nhiều tuyến đường. Một số tàu thuyền của ngư dân và doanh nghiệp vận tải bị sóng đánh chìm và mất tích. Hàng nghìn ha hoa màu, vật nuôi bị hư hỏng và cuốn trôi. Hơn 70% trường học và trạm y tế bị ngập sâu trong lũ, có nơi ngập trên 3m... Tỉnh cũng có các đề xuất, kiến nghị trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, hỗ trợ gạo cứu đói, hỗ trợ sản xuất; đầu tư sửa chữa hạ tầng bị hư hỏng do mưa lũ...
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng gửi lời chia buồn sâu sắc đến những gia đình có người chết, bị thương, mất tích và thiệt hại... do mưa lũ.
Về nhiệm vụ trong những ngày tiếp theo, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Quảng Bình tiếp thu các ý kiến phát biểu của các bộ, ngành và tập trung vào các nội dung sau: Tiếp tục huy động lực lượng tại chỗ để tìm kiếm người mất tích; tổ chức thăm hỏi, động viên và hỗ trợ kịp thời người bị thương và gia đình những người bị thiệt mạng. Sử dụng mọi biện pháp cứu trợ các gia đình bị khó khăn do mưa lũ, không để gia đình, cá nhân nào thiếu đói. Tập trung hỗ trợ sửa chữa nhà cửa cho các hộ gia đình bị hư hỏng nặng để bà con nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó cần tập trung khôi phục sản xuất sau mưa lũ; sửa chữa hạ tầng, điện và các tuyến giao thông huyết mạch, bảo đảm lưu thông an toàn trong thời gian sớm nhất.
Quảng Bình: Mưa lũ lịch sử làm 12 người chết và mất tích Kinhtedothi - Tỉnh Quảng Bình chịu thiệt hại nặng nề nhất do mưa lũ, với 12 người chết và mất tích, 13 người bị thương cho đến thời điểm này. Các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt đoạn qua tỉnh Quảng Bình tê liệt. |
4 thuyền viên mắc kẹt trên biển đã vào bờ an toàn
Theo thông tin mới nhất, sáng sớm 16/10, các lực lượng đã phối hợp cứu được 4 thuyền viên bị mắc kẹt trên biển.
Rạng sáng 15/10, có 5 chiếc tàu hàng trọng tải lớn gặp nạn ở khu vực cửa sông Gianh và cửa sông Roòn. Sau đó, lực lượng chức năng đã cứu được 7 thuyền viên đưa vào bờ an toàn, 1 chiếc tàu bị trôi dạt ra biển đã được đưa vào cảng Hòn La, 2 chiếc tàu đã bị chìm với 5 thuyền viên mất tích. Ngoài ra còn 2 chiếc tàu khác bị mắc kẹt. Đáng ngại nhất là chiếc tàu bị mắc kẹt ở cửa biển sông Gianh khi đang có 4 thuyền viên chưa thể đưa vào bờ.
Tại cuộc họp đêm qua, các lực lượng cứu hộ cho biết, mực nước ở cửa sông Gianh khá cao, nước chảy xiết, vị trí chiếc tàu gặp nạn chỉ cách bờ khoảng 250 m nhưng lực lượng chức năng vẫn chưa thể tiếp cận giải cứu.
Đêm qua, sau khi nghe các phương án cứu hộ, kể cả sử dụng trực thăng, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định phải cứu 4 thuyền viên mắc kẹt một cách nhanh chóng, an toàn nhất. Tuy nhiên việc huy động phương tiện phải bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện.
Phát biểu tại cuộc họp, đại diện Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, thì tai nạn xảy ra là đáng tiếc, nhưng việc các tàu vận tải biển không có xuồng cứu sinh cũng là sai, bởi nếu có xuồng cứu sinh thì chắc chắn 4 thuyền viên trên đã có thể tự cứu.
Nhiều nơi ở Hà Tĩnh vẫn ngập lụt nghiêm trọng
Tại Hà Tĩnh, ngày 16/10, tuy trời ngừng mưa nhưng do lũ trên thượng nguồn đổ về kết hợp xả lũ ở các hồ đập khiến nhiều địa phương ở Hà Tĩnh vẫn trong tình trạng ngập lụt nghiêm trọng, nhiều hộ dân bị cô lập.
Đến giữa sáng nay, mực nước lũ trên sông Ngàn Sâu ở huyện Hương Khê đã giảm khoảng 3m (từ 16,5m xuống còn 13m) so với hôm qua (15/10). Các xã vùng thượng huyện như: Hương Trạch, Phúc Trạch, Hương Đô, Hương Trà... nước bắt đầu rút dần nhưng chưa đáng kể.
Các xã vùng hạ huyện như: Phương Mỹ, Phương Điền, Hà Linh, Hòa Hải... vẫn còn hàng nghìn hộ dân ngập sâu trong nước.
Tại huyện Vũ Quang, lũ dâng khiến 5.384 hộ dân ở 44 thôn thuộc 6 xã đang bị cô lập gồm: Ân Phú, Đức Giang, Đức Liên, Đức Hương, Đức Lĩnh, Đức Bồng. Nước lũ cũng làm ngập 609 hộ/1.200 ở 9 xã, thị trấn; 14 nhà văn hóa cộng đồng của các thôn, trong đó nhiều nhất là Đức Hương với 7 nhà, Đức Giang 5 nhà.