Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhiều nơi vẫn... phớt lờ quy định

KTĐT - Mặc dù mới qua tuần đầu của năm học mới, nhưng nhiều học sinh (HS) từ cấp tiểu học đến THPT đã phải tất tả với lịch học thêm ở trường, ở trung tâm… Đặc biệt, ở bậc tiểu học, nhiều trường vẫn "phớt lờ" quy định về cấm dạy thêm, học thêm.

“Ngựa quen đường cũ”

Mặc dù văn bản hướng dẫn nhiệm vụ năm học mới 2012 - 2013 của Sở GD&ĐT Hà Nội quy định rõ, giáo viên cần hướng dẫn HS tự học và tạo mọi điều kiện để HS hoàn thành bài học tại lớp, tuyệt đối không yêu cầu HS làm thêm bài tập ở nhà khi đã học 2 buổi/ngày; Nghiêm cấm việc tổ chức dạy thêm cho HS lớp mình phụ trách (kể cả ngày nghỉ)… Thế nhưng, chỉ sau khai giảng vài ngày, ở một số trường, giáo viên vẫn tổ chức dạy thêm cho HS. Chị Mai Hoa có con học lớp 1 tại một trường tiểu học quận Đống Đa không khỏi bức xúc: "Vừa khai giảng được 2 - 3 ngày, cô giáo đã in thông báo mở lớp dạy thêm. Được ngày nghỉ lại phải đi học, nhìn con ngơ ngác mà thấy tội. Mặc dù, trong bảng thông báo gửi phụ huynh để đăng ký học thêm, cô nhấn mạnh "không bắt buộc", nhưng mấy ai "dám" không cho con đi học. Lớp có hơn 50 cháu, thì cả lớp đăng ký học. Không học sợ con không theo kịp, sẽ "tụt dốc" so với các bạn".

Từ năm 2012, Bộ Giáo dục nghiêm cấm dạy thêm cho học sinh tiểu học. Ảnh minh họa.

Nguyễn Hùng, HS lớp 5 ở quận Thanh Xuân cho biết, đã đăng ký học thêm môn Toán ở trung tâm hocmai.com, ngoài ra, còn học thêm ở nhà cô chủ nhiệm. "Ở lớp, cô giáo cháu không yêu cầu HS học thêm ở nhà cô, nhưng cô bảo ai muốn học thì cứ đăng ký. Thấy các bạn học hết, cháu cũng đăng ký học theo" - Hùng nói.

Anh Sơn, có con học lớp 4 tại một trường tiểu học ngoại thành Hà Nội, chia sẻ: Dù tinh thần của việc học thêm là tự nguyện nhưng bài tập cô ra ở lớp cho các cháu "hóc quá", phải đi học thêm mới làm được các dạng bài cô giao…

Xem ra, đến năm học này, tình trạng dạy thêm học thêm vẫn "ngựa quen đường cũ", chưa có dấu hiệu được cải thiện. Trẻ vẫn đến lớp học thêm dưới hình thức tự nguyện trong sự bức xúc của phần lớn các bậc phụ huynh.

Cần kiểm tra sát sao

Hãy tự học, đừng đi học thêm! Tự học là phương pháp tốt nhất để phát huy trí tuệ, để nắm vững kiến thức và linh hoạt áp dụng, còn học thêm là con đường ngắn nhất làm cho trí tuệ dần trở thành "thiểu năng". Áp lực thi cử quá lớn trong khi thời lượng chính khóa không đủ để thầy trò nâng cao kiến thức càng dẫn đến việc dạy thêm, học thêm. Do vậy, để giảm học thêm phải đổi mới cách đánh giá, thi cử. PGS Văn Như Cương

Bộ GD&ĐT đã ban hành hẳn một quy định về dạy thêm học thêm để "đón đầu" năm học 2012 - 2013. Trong đó, Bộ nghiêm cấm bắt ép HS học thêm dưới bất cứ hình thức nào, không tổ chức lớp dạy thêm, học thêm theo các lớp học chính khóa. HS học thêm là tự nguyện và được gia đình đồng ý, HS trong cùng một lớp dạy thêm, học thêm phải có học lực tương đương nhau. Không dạy thêm trước những nội dung trong chương trình giáo dục phổ thông chính khóa… Tuy nhiên, việc dạy thêm, học thêm trên thực tế vẫn đang bị biến tướng, bị "lách" theo nhiều cách, ví như ra bài thật khó ở lớp học thêm để cháu nào không học sẽ không theo kịp.

Rõ ràng, để ngăn chặn tình trạng này, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan chức năng, trong đó, đặc biệt chú trọng việc  kiểm tra sát sao tại các quận, huyện, thị xã.

 

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

Sức hút đặc biệt của ngành giáo dục mầm non

12 Jul, 05:01 AM

Kinhtedothi - Giáo dục mầm non là một ngành sư phạm đặc thù bởi đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục chính là trẻ em - những mầm xanh tương lai của đất nước. Tuy là ngành học đòi hỏi nhiều tâm sức và đặc biệt vất vả, nhưng sức hút của nghề này lại vô cùng mạnh mẽ theo cách rất riêng.

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?

11 Jul, 09:33 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Tự chủ đại học – Cơ hội nào để phát triển?" nhằm nhận diện những điểm nghẽn, thách thức và cơ hội trong quá trình đổi mới giáo dục đại học.

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

Bắc Ninh rà soát nhu cầu chuyển trường cho con cán bộ, công chức sau sáp nhập hành chính

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Nhằm chuẩn bị tốt cho năm học mới 2025-2026, đặc biệt trong bối cảnh thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bắc Ninh đang khẩn trương rà soát nhu cầu chuyển trường cho con em cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn phường Bắc Giang.

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

Miễn học phí, hỗ trợ bữa trưa: phụ huynh vơi gánh nặng

10 Jul, 05:43 PM

Kinhtedothi - Năm học 2025 – 2026 là một năm học đặc biệt với học sinh cả nước khi trẻ mầm non, học sinh phổ thông được miễn học phí. Với học sinh tiểu học tại Thủ đô, sự đặc biệt càng nhân lên khi từ năm học này, các em còn được TP hỗ trợ bữa ăn bán trú.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ