Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nhóm chứng khoán báo lãi tưng bừng, thị trường vẫn rơi tự do

Kinhtedothi - Áp lực bán tháo sau 14 giờ khiến VN-Index rơi thẳng đứng từ tham chiếu. Kết phiên, VN-Index giảm hơn 18 điểm còn 1.042 điểm.

VN-Index tái diễn nỗi buồn sau 14 giờ chiều

Ngay khi mở cửa giao dịch phiên sáng đầu tuần, các chỉ số đã rơi xuống dưới tham chiếu. Thanh khoản ghi nhận thấp nhất trong 5 phiên trở lại đây. Áp lực bán lớn, trong khi bên mua chưa sẵn sàng xuống tiền khiến thị trường giao dịch trong không khí ảm đạm.

Dòng tiền gần như chỉ đứng ngoài quan sát khiến thị trường không thể phục hồi, không những thế, cơn "ác mộng" bán tháo sau 14 giờ tiếp tục tái diễn. Các chỉ số rơi tự do từ sau 14 giờ 25. Nhóm chứng khoán là nhóm chịu hậu quả nặng nề nhất với chỉ số ngành này giảm 5,7%, có 22 mã giảm, chỉ có 2 mã tăng; nhiều cổ phiếu lớn như SSI, VND đều giảm sát giá sàn, hàng loạt cổ phiếu khác giảm quanh 6% – 8%...

Các chỉ số gần như rơi tự do kể từ sau 14 giờ 25.

Nhiều nhóm cổ phiếu khác như bán lẻ, khai khoáng, hóa chất, chế biến thủy sản, thiết bị điện… đều giảm trên 4%. Rổ VN30 chỉ ghi nhận 4 mã tăng là VCB, MSN, BCM và VRE. Nhiều cổ phiếu lớn giảm sâu như GVR, SSI, STB, TCB, SAB, MWG…

VHM tiếp tục bị nhà đầu tư nước ngoài bán ra mạnh nhất với giá trị bán ròng lên tới 295,98 tỷ đồng, tương ứng khối lượng bán ròng 7,62 triệu đơn vị, gấp đôi so với phiên cuối tuần trước. VIC cũng bị bán ròng hơn nửa triệu đơn vị, giá trị 21,68 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh khác hôm nay có TCB với khối lượng bán ròng 1,51 triệu đơn vị, giá trị 43 tỷ đồng, FUESSVFL bị bán ròng 1,86 triệu đơn vị, giá trị 32,18 tỷ đồng, MSN bị bán ròng 0,45 triệu đơn vị, giá trị 26,05 tỷ đồng, KDH bị bán ròng 0,54 triệu đơn vị, giá trị 15,69 tỷ đồng…

Trong khi đó, ở chiều ngược lại, DGC được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với 101,89 tỷ đồng, tương ứng khối lượng mua ròng 1,22 triệu đơn vị. Chứng khoán là nhóm được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với VCI 46 tỷ đồng. Xét về khối lượng thì VND đứng đầu với 2,08 triệu đơn vị, tương đương giá trị mua ròng 37,3 tỷ đồng. Một mã chứng khoán khác cũng được mua ròng khá cao hôm nay là SSI với giá trị mua ròng 18,07 tỷ đồng, tương ứng khối lượng 0,64 triệu đơn vị. Ngoài ra, VIX được mua ròng 0,69 triệu đơn vị, tương ứng 9 tỷ đồng; HCM được mua ròng 0,24 triệu đơn vị, tương ứng 6,43 tỷ đồng.

Chốt phiên, VN-Index bị kéo lùi về 1.042,4 tương đương giảm 18,22 điểm (-1,72%). Thanh khoản có chút cải thiện vào cuối phiên giúp giá trị giao dịch đạt hơn 10 tỷ đồng với gần 533,4 triệu cổ phiếu được trao tay. Tuy nhiên, đây vẫn là mức thanh khoản thấp, cho thấy nhà đầu tư đã run tay sau nhiều lần “bắt dao rơi”.

Công ty chứng khoán "tưng bừng" báo lãi trong quý III

Tính đến thời điểm hiện tại, đã có nhiều công ty chứng khoán công bố kết quả kinh doanh quý III với mức tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng nhờ những cải thiện đáng kể trên thị trường chứng khoán. Theo quan sát, tính đến nay, đã có nhiều công ty chứng khoán công bố báo cáo tài chính quý III/2023 với những con số kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.

Điểm chung của các công ty này là các mảng kinh doanh đều có sự cải thiện nhờ thị trường chung tốt lên về thanh khoản và điểm số. Trong đó, mảng hồi phục mạnh nhất là tự doanh cùng với doanh thu môi giới và cho vay ký quỹ (margin) đều chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu doanh thu.

Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo tài chính quý III/2023 của các công ty chứng khoán có thể thấy bức tranh kết quả kinh doanh tương đối rõ ràng với nhiều gam màu tích cực. Quý III vừa qua là khoảng thời gian thị trường chứng khoán giao dịch sôi động nhất trong vòng một năm rưỡi trở lại đây. Nhờ đó, tổng lợi nhuận của các công ty chứng khoán trong quý III vừa qua ước đạt gần 7.000 tỷ đồng, tăng 23% so với quý II trước đó và gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong vòng 6 quý trở lại đây.

Top 10 công ty chứng khoán có lợi nhuận lớn nhất quý 3/2023

Trong đó, Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) dẫn đầu lợi nhuận ngành chứng khoán trong quý III với 1.148 tỷ đồng lãi trước thuế, tăng 108% so với quý II/2023 và 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế lãi trước thuế 9 tháng năm 2023 của TCBS đạt hơn 2.148 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu kế hoạch cả năm (107%).

Đứng thứ 2 là Chứng khoán SSI với lãi trước thuế quý 3 đạt 880 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế 9 tháng năm 2023, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế lần lượt đạt 2.204 tỷ và 1.780 tỷ đồng, tăng 21% so với cùng kỳ.

Ngoài top 10 công ty chứng khoán có mức lợi nhuận trước thuế cao nhất, theo thống kê, phần lớn các doanh nghiệp trong ngành đều có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong quý III này. Trong đó, những chứng khoán báo lãi trước thuế trên 100 tỷ đồng quý vừa qua còn có Chứng khoán Vietcombank (VCBS), Chứng khoán KIS Việt Nam, Chứng khoán BIDV (BSC), Chứng khoán ACBS và Chứng khoán Rồng Việt (VDSC)…

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

Thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU: Quyết tâm tăng tốc, bứt phá về đích

06 Apr, 04:17 PM

Kinhtedothi- Năm 2025 là năm cuối thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU, năm tăng tốc, bứt phá và về đích các chỉ tiêu, nhiệm vụ, đồng thời là năm tiến hành đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố và Đại hội lần thứ XIV của Đảng; đồng thời chuẩn bị tốt nền tảng sẵn sàng bước vào kỷ nguyên phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

GDP quý I/2025 tăng 6,93%, kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức

06 Apr, 04:16 PM

Kinhtedothi- Kinh tế Việt Nam trong quý I khởi sắc với tốc độ tăng trưởng GDP ước đạt 6,93%, tăng cao nhất so với các năm trong giai đoạn 2020-2025. Kết quả tăng trưởng này đã vượt mục tiêu đặt ra cho quý I/2025 tại Nghị quyết số 01/NQ-CP nhưng chưa đạt mục tiêu phấn đấu cao hơn tại Nghị quyết số 25/NQ-CP ngày 5/2/2025 do thế giới biến động nhanh, nhiều bất ổn đã ảnh hưởng đến kinh tế xã hội Việt Nam.

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

Chương trình số 02-CTr/ TU: Nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh nền kinh tế

06 Apr, 03:08 PM

Kinhtedothi- Thực hiện Chương trình số 02-CTr/ TU về “Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại kinh tế và hội nhập quốc tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, phát triển kinh tế Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025” kinh tế Thủ đô đã ghi nhận sự phục hồi tích cực. Hà Nội đang tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế trong thời gian tới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ