Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Chứng khoán 15/5:

Nhóm cổ phiếu họ Masan "nổi sóng" khi triển vọng kinh doanh tăng trưởng trở lại

Hương Trang
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nhóm cổ phiếu Masan đã cho thấy sự bứt phá vượt trội so với thị trường chung và nhóm VN30 khi đều có mức tăng tốt trong phiên hôm nay.

Cổ phiếu trụ bứt phá kéo VN-Index tăng một mạch 11 điểm

Dòng tiền tiếp tục đổ vào thị trường mạnh hơn trong chiều nay kéo thanh khoản tăng. Giá trị khớp lệnh hai sàn niêm yết cả ngày tăng mạnh gần 48% so với hôm qua, lên mức cao nhất 15 phiên. VN-Index tăng hơn 11 điểm, lên mức 1.254 điểm. Trong đó, nhóm ngành công nghệ và thông tin cùng với các cổ phiếu trụ trong rổ VN30 đóng góp tích cực vào đà tăng chỉ số. Nguyên nhân là do các cổ phiếu trụ co kéo lẫn nhau và chỉ nỗ lực duy trì giá chứ không bứt phá. Tuy vậy mặt bằng giá cổ phiếu nhìn chung được nâng lên.

Nhóm cổ phiếu họ Masan "nổi sóng" khi triển vọng kinh doanh tăng trưởng trở lại - Ảnh 1

Trong đó, tác động tích cực nhất đến thị trường chính là HPG, với mức tăng 3,3% lên mức giá 31.200 đồng/cp, cao nhất kể từ tháng 5/2022. Cổ phiếu của Hoà Phát là một trong những mã phục hồi vượt trội so với thị trường chung sau đợt điều chỉnh hồi tháng 4, nhờ kết quả kinh doanh khả quan của quý 1/2024 và dòng tiền mua ròng từ khối ngoại.

Nhóm vật liệu xây dựng có hiệu suất tốt nhất, với sự dẫn dắt của HPG. HSG và NKG cũng tăng lần lượt 1,7% và 1,9%.

Tiếp theo là nhóm công nghệ thông tin, với đóng góp chủ yếu từ FPT và CTR; CMG tăng 1% và vẫn đang giao dịch ở vùng đỉnh lịch sử.

Nhóm bất động sản và xây dựng ngoài một số mã tăng trần như kể trên thì tăng đáng kể còn có NVL +2,9%, CEO +2,7%, NLG +1,7%, KDH +1,4%, TCH +1,9%, VPI +1,7%, CII +2,1%, HHV +1,6%... DIG, PDR, VHM, VRE, KBC, VIC... tăng nhẹ. Chiều giảm có SJS, HUT, IDJ, HPX, SCR, DXS, HTN... tuy nhiên mức giảm không đáng kể.

Nhóm ngân hàng chiều tăng có BID, CTG, HDB, LPB, MBB, MSB, STB, TCB, VAB, VCB... trong đó tăng mạnh nhất là LPB +2,5%. Chiều giảm có ACB, BVB, NVB, TPB, VBB, VPB, trong đó VBB giảm mạnh nhất -1,7%.

Khối ngoại giao dịch hơn 4.200 tỷ đồng và đảo chiều mua ròng gần 300 tỷ đồng trên sàn HoSE, tâm điểm vẫn là MWG với giá trị hơn 270 tỷ đồng. Các mã được mua ròng đáng kể còn có HPG 176 tỷ đồng, NVL 79 tỷ đồng, DCM 60 tỷ đồng, APG 54 tỷ đồng, VNM 51 tỷ đồng, FPT 50 tỷ đồng, STB 45 tỷ đồng; NKG, CTR, KDH trên 30 tỷ đồng...

Chiều ngược lại, khối ngoại vẫn bán ròng mạnh VHM với giá trị 143 tỷ đồng, kế đến là CTG 140 tỷ đồng, CMG 48 tỷ đồng, MSN 45 tỷ đồng, VCI 41 tỷ đồng, VCB 39 tỷ đồng, TCB 36 tỷ đồng, VJC 35 tỷ đồng, KBC 32 tỷ đồng; VRE, BID, GAS trên 20 tỷ đồng...

Nhóm cổ phiếu Masan "nổi sóng" trong bối cảnh kinh doanh tốt lên

Nhóm cổ phiếu “họ Masan” gồm MSN (Masan Group), MCH (Masan Consumer Corp), MML (Masan MeatLife) và MSR (Masan High-Tech Materials) đã cho thấy sự bứt phá vượt trội so với thị trường chung và nhóm VN30 khi đều có mức tăng tốt trong phiên hôm nay, điển hình là MSN tăng 2,27%, MCH tăng 4,97%, MSR thậm chí tăng trần. Động lực tăng giá của cổ phiếu MSN được cho là từ triển vọng kinh doanh tăng trưởng trở lại.

Nhìn chung thời gian gần đây, cổ phiếu MSN có diễn biến khá tích cực. Sau khi chạm đáy ngày 27/10/2023 ở vùng giá 57.800 đồng/cp, cổ phiếu MSN đã bước vào giai đoạn tích luỹ cuối tháng 2/2024, rồi bắt đầu hút dòng tiền và tăng tốc trong thời gian gần đây với thanh khoản cải thiện. Giá cổ phiếu thiết lập nền giá cao hơn vùng tích luỹ trước đó, tuy nhiên vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với đỉnh 105.000 đồng/cp đã thiết lập hồi cuối năm 2022.

Thực tế, nổi bật trong nhóm doanh nghiệp tiêu dùng, cổ phiếu MSN đang được nhiều công ty chứng khoán đánh giá cao với tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới. Chuyên gia khuyến nghị mua cổ phiếu MSN với giá mục tiêu tăng 12% so với mức giá hiện tại.