Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những ai được miễn phí xét nghiệm Covid-19?

Kinhtedothi - Bộ Y tế vừa có công văn hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả chi phí xét nghiệm sàng lọc Covid-19 khi tăng cường xét nghiệm sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh. Ngoài ra, đối với địa phương có số ca mắc Covid-19 cao, số lượng người xét nghiệm nhiều, cần áp dụng thí điểm việc người dân tự lấy mẫu xét nghiệm.
Miễn phí cho 5 nhóm người

Theo quy định của Bộ Y tế, 5 nhóm người được áp dụng miễn phí xét nghiệm Covid-19 bao gồm: Bệnh nhân nội trú; người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú; cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám, chữa bệnh; người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại; người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc đối tượng 1 - 2 - 3 - 4 vừa nêu trên.

Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám, chữa bệnh trên toàn quốc (bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu Covid-19). Về nguồn kinh phí thực hiện, quỹ BHYT chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên đây với người có thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm.

Với người thuộc 5 nhóm này nhưng không có thẻ BHYT hoặc có thẻ BHYT nhưng không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ BHYT và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh có thẻ BHYT trên đây thì kinh phí do ngân sách nhà nước chi trả.
 Mẫu vaccine AstraZeneca. Ảnh: Khánh Linh
Về phương pháp xét nghiệm, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp các phương pháp như xét nghiệm nhanh kháng nguyên, rRT- PCR đơn mẫu, rRT-PCR gộp mẫu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trường hợp có triệu chứng, người tiếp xúc trực tiếp có nguy cơ cao thì xét nghiệm sàng lọc mẫu đơn.

Về tần suất xét nghiệm, đối với cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ được thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày/lần. Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú sẽ thực hiện xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú. Còn người bệnh chuyển tuyến phải thực hiện xét nghiệm; người bệnh đang được điều trị nội trú sẽ thực hiện xét nghiệm theo định kỳ 7 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc Covid-19 trong khu điều trị nội trú thì xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng.

Riêng đối với người nhà chăm sóc người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên thì được 2 lần xét nghiệm Covid-19, người bệnh trước khi ra viện không áp dụng xét nghiệm sàng lọc.

Thí điểm người dân tự lấy mẫu xét nghiệm

Tính từ ngày 29/4 đến chiều 1/7, trên cả nước đã thực hiện 3.142.956 mẫu xét nghiệm cho 7.437.135 lượt người. Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều điểm lấy mẫu, đặc biệt tại các điểm nóng như Bắc Giang, TP Hồ Chí Minh, số người tụ tập lấy mẫu xét nghiệm quá đông, không đảm bảo giãn cách phòng chống dịch, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh rất cao. Những hình ảnh và clip lấy mẫu này được đăng tải lên mạng xã hội thu hút nhiều người chia sẻ, bình luận, bày tỏ lo ngại nguy cơ lây nhiễm chéo nếu có công nhân mắc Covid-19.

Trước tình trạng này, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu các địa phương trong quá trình thực hiện xét nghiệm diện rộng cần thí điểm việc tự lấy mẫu trong khu công nghiệp; thực hiện nghiêm việc khử khuẩn tay sau mỗi lần lấy mẫu, tuyệt đối không để lây chéo từ khâu này. Đặc biệt, TP Hồ Chí Minh cần hướng dẫn thí điểm để công nhân trong khu công nghiệp tự lấy mẫu xét nghiệm, đề phòng tình huống xấu, lực lượng lấy mẫu quá tải khi dịch bệnh bùng phát trong khu công nghiệp.

Trước đó, Bộ Y tế cũng yêu cầu Bắc Giang, Bắc Ninh thí điểm cách ly F1 tại nhà và tự lấy mẫu xét nghiệm Covid-19, mẫu sau khi được lấy gửi tới cơ quan chức năng để thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, để triển khai thí điểm này, nhân viên y tế hướng dẫn người ở vùng có nguy cơ cao, đặc biệt là những công nhân trong khu công nghiệp tự lấy mẫu. Về cơ bản, phương pháp này không quá khó và yêu cầu kỹ thuật cao nhưng Bộ Y tế lưu ý, cách này chỉ khuyến cáo ở các địa phương có số mắc ca Covid-19 cao và số lượng người cần xét nghiệm lớn trong khi nhân viên lấy mẫu quá tải.

Dòng sự kiện:
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

Siết chặt việc mua bán thuốc theo đơn

05 Jul, 04:21 PM

Kinhtedothi - Thông tư 26/2025/TT-BYT Bộ Y tế ban hành không chỉ bổ sung các trường thông tin bắt buộc trong đơn thuốc mà còn đưa ra quy định cụ thể về liều dùng, số lần dùng thuốc trong ngày, thời gian sử dụng. Thay đổi kỹ thuật nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn với người bệnh.

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

Đảm bảo an toàn thực phẩm đợt cao điểm trên địa bàn TP Hà Nội

05 Jul, 12:06 AM

Kinhtedothi – UBND TP Hà Nội yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm “từ sớm, từ xa”, tập trung phòng ngừa rủi ro ngay từ khâu đầu vào, kiểm soát điều kiện sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm đến tay người tiêu dùng.

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

Bệnh viêm gan B diễn tiến âm thầm: nguy cơ tử vong cao nếu phát hiện muộn

04 Jul, 06:39 PM

Kinhtedothi - Hiện nay, nhiều bệnh nhân viêm gan B, phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn do chủ quan, không khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là ở người trẻ tuổi, khi sức khỏe còn tốt, hầu như không có triệu chứng. Chuyên gia y tế cảnh báo, viêm gan B có diễn tiến âm thầm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể gây ra biến chứng nặng nề như xơ gan hoặc ung thư gan, thậm chí là tử vong.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ