Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những bất ổn tiếp tục gây lo ngại cho cộng đồng quốc tế

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Một tuần sau thành công của những người biểu tình Ai Cập buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức cùng dư âm của "Cách mạng hoa nhài" tại Tunisia, đã biến Trung Đông và Bắc Phi thành "chảo lửa" với các cuộc biểu tình đầy phẫn nộ của người dân.

KTĐT - Một tuần sau thành công của những người biểu tình Ai Cập buộc Tổng thống Mubarak phải từ chức cùng dư âm của "Cách mạng hoa nhài" tại Tunisia, đã biến Trung Đông và Bắc Phi thành "chảo lửa" với các cuộc biểu tình đầy phẫn nộ của người dân.

 

Tại Libya, xô xát giữa lực lượng an ninh và những người biểu tình chống lại nhà lãnh đạo Muammar Gadhafi-người đã nắm quyền hơn 40 năm qua đã khiến hàng chục người thiệt mạng, hàng trăm người bị thương. Tình hình Bahrain cũng không khá hơn khi xô xát giữa người biểu tình chống Chính phủ và quân đội đã nổ ra làm ít nhất 4 người chết, hơn 200 người bị thương. Đặc biệt, nguy cơ lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị tại Bahrain ngày càng hiện hữu khi 7 đảng phái đối lập yêu cầu Chính phủ từ chức và Hạ viện đã mất đi hơn một nửa tổng số dân biểu. Tại Yemen, gần một tuần diễn ra các cuộc xung đột giữa những người ủng hộ và những người phản đối Chính phủ ở thủ đô Sanaa đã làm 5 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương. Tình hình Ai Cập vẫn chưa ổn định khi các cuộc biểu tình đòi tăng lương, cải cách chế độ làm việc bùng phát tại Cairo buộc Hội đồng tối cao các lực lượng vũ trang phải ban bố lệnh cấm tổ chức bãi công hoặc biểu tình. Tuy nhiên, bất chấp lệnh cấm trên, cuối tuần qua, hàng ngàn người biểu tình đã quay lại quảng trường Tahrir để ăn mừng sự kiện một tuần lật đổ Tổng thống Mubarak, đồng thời yêu cầu quân đội trả tự do cho các tù nhân và bảo đảm cải cách dân chủ thật sự. Theo số liệu được Bộ Y tế Ai Cập công bố hôm 16/2, đã có 365 người thiệt mạng và khoảng 5.500 người bị thương trong đợt biểu tình kéo dài 18 ngày trước đó. Tại Algeria, Cộng hoà Djibouti, Jordan và Iran, các cuộc biểu tình chống Chính phủ ngày càng lan rộng làm dấy lên lo ngại sẽ xảy ra xung đột đẫm máu giữa lực lượng an ninh, người ủng hộ và phản đối chính quyền trong thời gian tới.

 

Liên quan đến căng thẳng ngoại giao Nga - Nhật, Bộ Ngoại giao Nga hôm 19/2 đã kêu gọi Nhật Bản có sự lựa chọn dứt khoát có lợi cho việc thảo luận một cách bình tĩnh vấn đề Hiệp ước hòa bình. Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yukio Edano cùng ngày đã thực hiện chuyến thị sát từ trên máy bay tới các hòn đảo tranh chấp với Nga ở phía Bắc Hokkaido, mà Nhật Bản gọi là vùng lãnh thổ phương Bắc, trong khi Nga gọi là quần đảo Nam Kuril.

 

Trước đó, Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara hôm 15/2 đã tái khẳng định lập trường 4 hòn đảo tranh chấp là "một phần lãnh thổ của Nhật Bản xét cả về khía cạnh lịch sử cũng như luật pháp quốc tế" trong khi Nga cũng kiên quyết không từ bỏ chủ quyền tại vùng biển này đồng thời cho biết các quan chức hàng đầu của Nga sẽ tiếp tụcthăm các hòn đảo tranh chấp.

Sau nhiều nỗ lực ngoại giao song phương và ngoại giao quốc tế, căng thẳng biên giới giữa Thái Lan và Campuchia đã dịu bớt khi các tư lệnh quân đội hai nước hôm 19/2 đạt được một thỏa thuận ngừng bắn. Đặc biệt, cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên về kinh doanh giữa Thái Lan và Campuchia diễn ra tại Phnom Penh cuối tuần qua đã mở ra cơ hội tăng cường hợp tác kinh tế -thương mại song phương đồng thời góp phần "hạ nhiệt" vấn đề tranh chấp biên giới.

 

Liên quan đến các vấn đề kinh tế, trong tuần qua, nhiều tổ chức quốc tế đã cảnh báo nguy cơ một cuộc khủng hoảng lương thực đã hiển hiện, đe dọa cả thế giới và khuyến nghị cần có các giải pháp sớm để ngăn chặn cuộc khủng hoảng này. Các chuyên gia cho rằng giá hàng hóa tăng cao đang đe dọa nền kinh tế thế giới, nhiều loại hàng hóa đã tăng gần hoặc vượt mức đỉnh của năm 2008, và để chấm dứt khủng hoảng lương thực, nhóm các nước G20 cần thực hiện các cam kết của mình.

 

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng chính trị và hậu khủng hoảng tài chính vẫn đang "ám ảnh" kinh tế toàn cầu, nhiều quốc gia đã chọn giải pháp bắt tay với đối tác để cùng nhau tồn tại. Ấn Độ ký Hiệp định Hợp tác Kinh tế toàn diện (CECA) với Nhật Bản và Malaysia, Liên minh châu Âu (EU) ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với Hàn Quốc. Những Hiệp định trên sẽ dỡ bỏ hàng rào thuế quan, tạo sự thông thoáng trong các thủ tục đầu tư, trao đổi hàng hoá từ đó đẩy mạnh giá trị kim ngạch thương mại của các bên tham gia. Đặc biệt, sự kiện Nam Phi chính thức gia nhập khối các nền kinh tế mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc (BRIC) hôm 18/2 cũng đánh dấu một bước ngoặt trong cục diện của nền kinh tế toàn cầu. Với sự gia nhập của Nam Phi - một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng ở châu Phi, BRIC sẽ đổi tên thành BRICS và trở thành một nhóm kinh tế hùng mạnh.