Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những bước tháo gỡ xung đột biên giới Campuchia-Thái

KTĐT - Trong cuộc họp kéo dài 2 giờ chiều 9/5 tại Jakarta, ngoại trưởng ba nước Indonesia, Campuchia và Thái Lan đã nhất trí về gói giải pháp sáu bước nhằm tháo gỡ xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia.

KTĐT - Trong cuộc họp kéo dài 2 giờ chiều 9/5 tại Jakarta, ngoại trưởng ba nước Indonesia, Campuchia và Thái Lan đã nhất trí về gói giải pháp sáu bước nhằm tháo gỡ xung đột biên giới Thái Lan-Campuchia.

Gói giải pháp trên do Indonesia - nước hiện giữ chức Chủ tịch luân phiên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đề xuất. Bước thứ nhất Thái Lan chấp thuận các điều khoản trong Văn kiện Quy chế giám sát (TOR), hướng tới việc triển khai Nhóm Giám sát Indonesia (IOT) đến biên giới hai nước Campuchia-Thái Lan. Bước thứ hai yêu cầu ra tuyên bố về việc tiến hành các cuộc họp của Ủy ban biên giới chung (GBC) và Ủy ban hỗn hợp về phân định biên giới trên bộ (JBC) giữa hai nước.

Hai bước trên phải được tiến hành trong cùng một ngày, theo đó khi Thái Lan gửi đến Ngoại trưởng Indonesia công hàm chấp thuận TOR, trong cùng ngày Phnom Penh và Bangkok sẽ tuyên bố về việc tiến hành các cuộc họp GBC và JBC.

Bước thứ ba và thứ tư được thực hiện trong năm ngày sau khi Thái Lan gửi công hàm nhất trí về TOR, khi đó Indonesia sẽ cử nhóm đánh giá tình hình đến các nơi xảy ra xung đột trên biên giới Thái Lan-Campuchia; đồng thời GBC và JBC sẽ tiến hành cuộc họp Ủy ban biên giới.

Mười ngày sau khi Thái Lan gửi công hàm đồng ý TOR sẽ thực hiện bước thứ 5 và 6, Indonesia sẽ triển khai IOT đến biên giới Thái Lan, đồng thời sẽ đánh giá và theo dõi kết quả các cuộc họp của GBC và JBC. Ngoại trưởng Thái Lan và Campuchia đã nhất trí trình gói giải pháp trên lên Chính phủ phê chuẩn trong thời gian sớm nhất.

Tại cuộc họp, Ngoại trưởng Campuchia Hor Namhong cũng nhấn mạnh lập trường của Thủ tướng Hun Sen. Theo đó, các cuộc họp GBC và JBC liên quan đến đền Preah Vihear phải có sự tham dự của Indonesia, trong khi vấn đề liên quan tới các khu vực tranh chấp khác có thể họp song phương ở Campuchia hoặc Thái Lan./.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

Ai sẽ là giáo hoàng tiếp theo?

07 May, 11:58 AM

Kinhtedothi - Giữa những bức tường khép kín của Nhà nguyện Sistine, 133 Hồng y sẽ bỏ phiếu để chọn ra người kế vị Đức Giáo hoàng Francis. Ai sẽ trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của hơn 1,4 tỷ tín hữu Công giáo trên toàn cầu? Một nhà cải cách tiếp nối di sản của Giáo hoàng Francis, hay một tiếng nói bảo thủ sẽ trở thành người đứng đầu mới của Giáo hội?

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

Khai mạc Đối thoại Biển lần thứ 14, thúc đẩy trật tự pháp lý trên biển

07 May, 10:21 AM

Kinhtedothi - Đối thoại Biển lần thứ 14 đã chính thức khai mạc sáng 7/5 tại Hà Nội, quy tụ các nhà ngoại giao, học giả và chuyên gia luật biển trong nước và quốc tế, để cùng trao đổi về vai trò của Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 trong bảo vệ hòa bình và ổn định trên đại dương.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ