70 năm giải phóng Thủ đô

Những công trình giao thông dành riêng cho động vật

Khang Nhi (Theo BP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thật khó có thể thống kê được bao nhiêu động vật hoang dã đã chết khi băng qua các đường giao thông, quốc lộ trên thế giới.

Riêng tại Mỹ, một ngày, số lượng các con vật bị chết do va chạm với phương tiện giao thông đã lên tới khoảng 1 triệu con. Tại Việt Nam, mới đây, một con bò tót quý hiếm, nặng khoảng 800kg đã xuất hiện giữa đường và đâm đầu vào chiếc ô tô chở vật liệu xây dựng. Đó là vào khoảng 17 giờ ngày 17/2, trong lúc tuần tra trên tỉnh lộ 674, thuộc khoảnh 3, tiểu khu 677 (xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum), lâm phần Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, cán bộ kiểm lâm phát hiện một cá thể bò tót xuất hiện giữa đường. Sau đó, con bò lao thẳng đầu vào ôtô tải và chết tại chỗ. Ngay trong đêm 17/2, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra, xác định không có dấu hiệu bò tót bị săn bắn, bẫy bắt.

Theo nhận định của Ban quản lý Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, nguyên nhân khiến con bò xuất hiện có thể trong quá trình thi công tuyến đường dẫn đến xáo trộn và tiếng ồn. Từ đó, cá thể bò tót đi lạc rồi dẫn đến sự cố trên. Bò tót giống đực, có tên khoa học Bos Gaurus, thuộc nhóm IB động vật rừng nguy cấp quý hiếm theo Nghị định 32 của Chính phủ. Hiện xác bò được xử lý để làm tiêu bản phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học và giáo dục môi trường.

Và để bảo vệ, đảm bảo sự an toàn cho các loài động vật hoang dã khi băng qua các tuyến đường, một vài quốc gia trên thế giới đã xây dựng những công trình giao thông đặc biệt. Những chiếc cầu dành riêng cho động vật hoang dã đầu tiên được xây dựng ở Pháp vào những năm 1950. Còn cây cầu dành cho động vật hoang dã dài nhất trên thế giới được đặt tại Hà Lan, có chiều dài 804,672 mét, được đặt tên là Natuurbrug Zanderij Crailoo.

Mời độc giả cùng chiêm ngưỡng những công trình giao thông dành cho động vật hoang dã đẹp nhất trên thế giới:
Cầu dành cho cua đỏ di cư ở Đảo Giáng sinh (Christmas Island), Úc. Đảo Giáng sinh là một hòn đảo núi nhỏ nằm ở ngoài khơi của Australia. Hầu hết các tháng trong năm, nơi đây là một thiên đường xinh đẹp, với rừng kín và bờ biển đẹp. Tuy nhiên, mỗi năm một lần, nó sẽ trở thành một cơn ác mộng, bao trùm bởi cơn lũ cua đỏ. Tuy nhiên cảnh tượng này thu hút rất nhiều sự chú ý của du khách. Hàng năm vào mùa sinh sản, hàng triệu con cua đỏ thực hiện hành trình ra biển để có thể sinh sản. Đây là một trong những đợt di cư vĩ đại nhất của động vật trên thế giới. Cuộc hành trình của những con cua đỏ ở đảo Christmas xuất phát từ khu rừng mưa nhiệt đới tới bờ biển và đẻ trứng là một sự kiện ngoạn mục của những con cua đỏ cái. Mặc dù rất khó để dự đoán chính xác thời gian của đợt di cư sinh sản mỗi năm nhưng sự kiện này thường xảy ra vào khoảng từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau. Để giảm thiểu những rủi ro cho cua đỏ khi chúng băng qua đường, người ta đã cấm các phương tiện giao thông tại một số đoạn đường và đặt các biển cảnh báo lái xe chậm và cẩn thận trên các con đường. 
Cầu dành cho động vật hoang dã ở Hà Lan.
Đường vượt dành riêng cho rùa ở Nhật Bản.
Cầu ở công viên Banff National Park, Canada
Đường hầm dành cho chim cánh cụt xanh ở New Zealand.
Cầu dành cho động vật hoang dã ở Đức.
Cầu dành cho động vật hoang dã ở Singapore.
Cầu dây dành cho chim bồ câu ở bang Victoria, Úc
Đường hầm dành riêng cho gấu ở Canada
Đường hầm dành cho động vật bò sát ở New England