Đó cũng chính là lý do và động lực để các tờ báo dù lớn hay nhỏ buộc phải tiến hành kế hoạch tái cơ cấu khắc nghiệt. Nhiều sản phẩm thông minh liên tục được phát minh, phát triển giúp tờ báo tối giản nhân lực, giúp quy trình sản xuất trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nhưng cũng khiến nhiều nhà báo mất việc hơn. Các phần mềm biên tập và phát hiện đạo báo xuất sắc như Grammarly bắt đầu được nhiều cơ quan báo chí sử dụng, thậm chí một số hãng thông tấn lớn sử dụng robot để viết các bản tin thị trường thay con người. Đặc biệt, để bù đắp thâm hụt doanh thu, lãnh đạo nhiều tờ báo buộc phải chọn cách ngừng xuất bản, tiến hành các cuộc “thay máu”.
Báo cáo được Trung tâm Nghiên cứu Pew công bố hồi đầu tháng này cho thấy, nhân lực làm việc trong các tòa soạn báo chí tiếp tục giảm. Trong năm 2014, nhân lực của các trung tâm tin tại Mỹ đã giảm 10% xuống còn 32.900 người. Tính riêng giai đoạn 1994 - 2014, các tòa soạn đã mất hơn 20.000 việc làm, giảm tới 39%. Năm ngoái, Wall Street Journal đã cắt giảm hơn 100 việc làm nhằm tập trung vào nỗ lực thu thập thông tin kỹ thuật số. Tại Anh, một trong những hãng truyền thông lớn nhất thế giới là BBC đã lên kế hoạch sáp nhập một số mảng, giảm khoảng 1.000 nhân sự lãnh đạo và các bộ phận khác với mục tiêu tiết kiệm hơn 1,5 tỷ bảng (2,3 tỷ USD) mỗi năm cho đến năm 2017. Từ tháng 5 trở lại đây, làng báo điện tử thế giới đã chứng kiến một đợt cắt giảm nhân sự mới khiến không ít chuyên gia phải đặt giả thuyết về sự hình thành của một cuộc khủng hoảng mới. 100 nhà báo đang rời khỏi The Guardian, và những vị trí chủ chốt tại Daily Telegraph cũng đang bị cắt giảm. Nhiều tuần trước đó, dù mới thu hút được 15 triệu USD tiền tài trợ, Pete Cashmore - nhà sáng lập Mashable, trang tin tự phong là “tiếng nói của văn hóa điện tử” đã phải cho 30 biên tập thôi việc. Không ai dám chắc đợt cắt giảm nhân sự và tái cấu trúc toàn bộ các cơ quan báo chí nhằm chuyển đổi từ hệ thống đưa tin thuần túy sang bán tin cho độc giả có thể giải quyết triệt để những vấn đề của báo chí hiện nay hay không. Paul Bradshaw – GS ngành Báo chí trực tuyến Đại học Birmingham (Anh) cho rằng, bước chuyển này của các hãng tin rất giống tái cấu trúc lại ngành. Điều đáng mừng là trong khó khăn luôn tiềm ẩn cơ hội khi độc giả vẫn luôn quan tâm tới những nội dung độc đáo, độc quyền. Để tối ưu hóa hoạt động, nhiều tờ báo đã chiêu mộ những cá nhân xuất sắc nhất. Ông Dean Baquet – Tổng Biên tập tờ New York Times thừa nhận: “Tôi hiểu việc thuê thêm người mới sau khi cắt giảm nhân sự nghe có vẻ mâu thuẫn. Nhưng nếu chúng ta ngừng không đưa những tài năng mới về thì chúng ta sẽ đối mặt với nguy cơ bỏ lỡ thế hệ những ngôi sao tương lai”. Vì thế, ngay cả khi tái cấu trúc là lựa chọn duy nhất để các cơ quan truyền thông tồn tại thì cơ hội làm việc trong ngành công nghiệp báo chí vẫn luôn rộng mở với những người giỏi nhất.
Độc giả đọc ấn phẩm “The wall street journal”. |
Tốc độ phát triển nhanh chóng của thông tin và nội dung miễn phí, sự nổi lên của những công ty truyền thông kỹ thuật số đã khiến thị trường trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Họ thu hút người đọc, các nhà quảng cáo và thậm chí cả những phóng viên giỏi của chúng tôi. Gerard Baker - Tổng Biên tập The Wall Street Journal Một BBC đơn giản và gọn gàng hơn chính là điều cần thiết. Nó sẽ giúp chúng tôi đáp ứng các thách thức tài chính đang phải đối mặt. Tổng Giám đốc BBC Tony Hall |