Những nguyên nhân nào dẫn đến huyết áp cao?
- Có rất nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến cao huyết áp:1. Tuổi tác, tuổi càng cao thì huyết áp thường cao.2. Di truyền: Trong nhà nếu cha mẹ bị cao huyết áp thì con cái dễ bị cao huyết áp.3. Béo phì.4. Rối loạn chuyển hóa mỡ trong máu.5. Suy thận.6. Hội chứng rối loạn chuyển hóa: Rối loạn chuyển hóa đường, rối loạn chuyển hóa Lipide, rối loạn chuyển hóa acid uric...7. Hẹp động mạch thận8. Cao huyết áp vô căn…9. Sử dụng lâu dài một số thuốc gây giữ nước hoặc rối loạn điện giải như: Kháng viêm non - steroide, cortisone, thuốc nội tiết...Những người dễ bị huyết áp cao là những người có các yếu tố nguy cơ như trên: Tuổi lớn, béo phì, di truyền, suy thận, tiểu đường, chế độ ăn mặn, nhiều mỡ và đường…Làm sao để biết mình có bị cao huyết áp không?- Cao huyết áp thường có các triệu chứng gợi ý như mệt, tim hồi hộp và đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu… hoặc phát hiện tình cờ khi đo huyết áp và khám một bệnh khác.Đo huyết áp cho người dân tại Bệnh viện Dệt May. Ảnh: Hải Linh |
Tốt nhất vẫn là đo huyết áp ngày 2 lần buổi sáng và buổi chiều, đo ở tư thế nằm và nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo huyết áp. Những lần đầu tiên nên đo huyết áp và làm chẩn đoán nguyên nhân cao huyết áp ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch. Về sau mới có thể tự theo dõi ở nhà với máy đo điện tử cá nhân.
Làm gì khi huyết áp tăng bất ngờ?- Việc đầu tiên là nằm nghỉ ngơi thư giãn, tránh lo âu hay xúc động thái quá. Nếu có thuốc điều trị cao huyết áp ở nhà nên sử dụng ngay và đo huyết áp lại sau 30 phút. Tránh sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp quá nhanh như Nefidipine dạng cắn ngậm như trước đây vẫn thường sử dụng vì huyết áp tụt quá nhanh nhiều khi gây tai biến về tim mạch cho bệnh nhân.Huyết áp cao dễ dẫn đến những biến chứng nào?- Huyết áp cao dẫn đến khá nhiều biến chứng có biến chứng làm chết người đột ngột, chính vì vậy giới Y khoa thường gọi cao huyết áp là tên “sát nhân thầm lặng”. Hai biến chứng thường gặp nhất của cao huyết áp là nhồi máu cơ tim cấp gây đột tử và tai biến mạch máu não gây đột quỵ. Tai biến mạch máu não có thể là vỡ động mạch trên não hay lấp mạch não do cục máu đông và mảng xơ vữa động mạch hình thành trong lòng động mạch.Nhóm thực phẩm nào kiêng kỵ đối với bệnh nhân bị chứng huyết áp cao?- Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nhất là những chất béo bão hòa, các thực phẩm chứa nhiều muối và đường như các loại thức ăn nhanh dễ đưa đến nguy cơ cao huyết áp do xơ vữa động mạch.Phòng ngừa và điều trị huyết áp cao như thế nào cho hiệu quả?- Muốn phòng ngừa và điều trị cao huyết áp có hiệu quả việc đầu tiên là phải thay đổi chính bản thân mình:Tránh béo phì và cố gắng giảm cân theo tiêu chuẩn BMI.Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu. Bỏ hẳn thuốc lá.Có chế độ ẩm thực hợp lý cân bằng giữa chất béo, protein và chất bột đường.Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao theo sức khỏe và tuổi tác của mình.Uống thuốc hạ huyết áp mỗi ngày theo chỉ định của bác sĩ tim mạch. Vì cao huyết áp là một bệnh mạn tính nên bệnh nhân luôn phải sử dụng thuốc hạ huyết áp suốt đời và không tự ý ngưng dùng thuốc.Thể thao được biết đến rất có lợi cho người bị huyết áp cao, tuy nhiên vận động như thế nào để đem lại hiệu quả tối ưu?- Với bệnh nhân bị cao huyết áp thì đi bộ 30 phút mỗi buổi sáng là môn thể thao thích hợp nhất. Tránh tập luyện những môn thể thao đối kháng như quần vợt, cầu lông, bóng đá…Một số bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian đề cập đến công dụng ổn định huyết áp rất tốt, bác sĩ nhìn nhận sao về vấn đề này?- Đúng là có một số bài thuốc nam lưu truyền trong dân gian có thể là hạ huyết áp cho những người cao huyết áp mức độ nhẹ. Chủ yếu là do tác dụng lợi tiểu và an thần của thuốc nam. Với những trường hợp cao huyết áp từ trung bình đến nặng thì bao giờ cũng phải điều trị bằng thuốc hạ huyết áp và các loại thuốc điều trị nguyên nhân cao huyết áp như thuốc hạ mỡ máu, thuốc hạ đường huyết, thuốc lợi tiểu… mỗi ngày.