Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Những hình ảnh tuyệt đẹp của nguyệt thực một phần dài nhất trong gần 600 năm

Nguyễn Phương (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Nguyệt thực một phần dài nhất trong 580 năm diễn ra ngày 19/11 có thể được quan sát ở khắp Bắc Mỹ, một số nơi ở Nam Mỹ, châu Á và Australia.

Hình ảnh nguyệt thực tại Đài tưởng niệm ở Washington, Mỹ.

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), nguyệt thực một phần dài nhất gần 600 năm hôm 19/11 diễn ra trùng với dịp Trăng hải ly.

Hiện tượng lần này có thể quan sát được ở hầu hết khu vực của Bắc Mỹ, một số nơi ở Nam Mỹ, châu Âu, châu Á và Australia. Nguyệt thực lần này được gọi là Beaver Moon Eclipse (Nguyệt thực Trăng hải ly).

Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng gần nằm trên một đường thẳng. Khi đó, một phần của Mặt Trăng sẽ không nhận được ánh sáng chiếu đến trực tiếp từ Mặt Trời. Mặt Trăng bị khuyết một phần bởi chính bóng của Trái Đất.

Nguyệt thực một phần được ghi lại tại San Salvador, El Salvador.
Theo trang Time & Date, trong lần nguyệt thực một phần này, tỷ lệ diện tích Mặt Trăng bị che phủ lên đến 97%, bởi vậy nó gần như tương đương với nguyệt thực toàn phần.
Dưới đây là những hình ảnh về nguyệt thực một phần ngày 19/11 được Reuters ghi lại ở nhiều nơi trên thế giới:

Hình ảnh nguyệt thực một phần bên tòa tháp Gran Torre ở thủ đô Santiago, Chile.
Hình ảnh nguyệt thực một phần trên đường chân trời của TP Thượng Hải, Trung Quốc.
Ảnh chụp Tokyo Skytree, tháp phát sóng cao nhất thế giới trong khoảng thời gian diễn ra nguyệt thực một phần ở Nhật Bản.
Bức ảnh chụp nguyệt thực một phần tại TP New York, Mỹ. 
Người dân theo dõi hiện tượng nguyệt thực một phần tại Catania, Italia.
Ảnh chụp Tokyo Skytree, tháp phát sóng cao nhất thế giới trong khoảng thời gian diễn ra nguyệt thực một phần ở Tokyo, Nhật Bản
Hình ảnh nguyệt thực ở San Salvador, thủ đô của El Salvador.