Dưới đây là những loại dầu ăn không tốt cho sức khỏe, bạn nên hạn chế sử dụng.
Dầu cọ
Dầu cọ có nồng độ chất béo bão hòa cao được cho là có tác động tiêu cực đến mức cholesterol trong máu và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Một số nghiên cứu gần đây đặt câu hỏi chính xác về việc chất béo bão hòa có hại như thế nào đối với sức khỏe của bạn nhưng chúng chắc chắn không có lợi ích tương tự như chất béo không bão hòa. Vì vậy, bạn nên cân nhắc việc hạn chế dầu cọ trong chế độ ăn uống của mình.
Nhiều người không nấu ăn bằng dầu cọ ở nhà nhưng nó thường được tìm thấy trong thực phẩm chế biến sẵn như bánh ngọt, vỏ bánh pizza hay bánh quy.
Dầu ăn từ hạt nho
Dầu hạt nho thường được biết đến là chứa một hàm lượng vitamin E và chất béo bão hòa tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên dầu hạt nho lại có rất nhiều axit béo Omega-6. Nếu bổ sung quá nhiều axit béo Omega 6 sẽ mang đến những tác dụng phụ như: Đau bụng, buồn nôn, hạ huyết áp…
Dù chưa có nghiên cứu chính thức về vấn đề này thì chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng dầu hạt nho hoặc phải có tham vấn của chuyên gia dinh dưỡng trước khi sử dụng. Ngoài ra, dầu hạt nho không tốt ở nhiệt độ cao nên để an toàn thì chỉ nền dùng như một loại nước sốt salad, nước sốt các món nướng hơn là dùng để chiên, xào.
Dầu hạt cải
Dầu hạt cải đã được chứng minh có nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Đầu tiên, trong dầu hạt cải có chứa chất béo chuyển hóa, loại chất béo có hại gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe. Nguyên nhân có thể đến từ quá trình xử lý mùi ở dầu thực vật gây ra. Một vài tác hại của dầu hạt cải có thể kể đến là gây ảnh hưởng tới trí nhớ và tim mạch.
Một nghiên cứu trên chuột chỉ ra rằng dầu hạt cải ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra các chất gây nên các vết sưng đỏ trên cơ thể. Không chỉ vậy, sử dụng dầu hạt cải có liên hệ với triệu chứng rối loạn chuyển hóa như huyết áp cao, đường huyết cao, béo phì và có thể dẫn tới các bệnh về tim.
Dầu ngô
Dầu ngô là một loại thực phẩm phổ biến. Tuy nhiên, dầu ngô lại chứa axit omega-6 và có thể sản sinh ra các chất có hại cho sức khỏe ở nhiệt độ cao. Dầu ngô được cho là gây ra tổn thương cho gan, béo phì và bệnh tim mạch. Những chất độc sinh ra trong quá trình chế biến ở nhiệt độ cao được cho là ảnh hưởng tới hóc môn, thần kinh và cơ bắp con người.
Dầu dừa
Mặc dù loại dầu này đã ngày càng phổ biến trong thập kỷ qua nhưng có nhiều lý do khiến bạn nên muốn hạn chế sử dụng dầu dừa trong nấu ăn. Dầu dừa có nồng độ chất béo bão hòa cao, khiến nó kém lý tưởng hơn các loại dầu khác. Mặc dù chất béo bão hòa có thể không hoàn toàn tiêu cực đối với sức khỏe nhưng bạn vẫn nên cân nhắc việc hạn chế nó trong chế độ ăn uống vì nó không mang lại lợi ích sức khỏe nổi bật đáng chú ý nào.
Ví dụ, một nghiên cứu cho thấy tiêu thụ dầu dừa dẫn đến mức cholesterol LDL và HDL cao hơn. Mặc dù việc tăng cholesterol HDL có thể có lợi cho sức khỏe nhưng nó không chống lại nguy cơ mắc bệnh tim có thể liên quan đến việc tăng cholesterol LDL xấu. Do có nhiều nghiên cứu trái ngược nhau về dầu dừa, tốt nhất nên hạn chế ăn vào và thay vào đó hãy chọn những loại dầu có lợi ích sức khỏe đã biết thường xuyên hơn.
3 lưu ý khi dùng dầu ăn để tốt cho sức khỏe
- Không nên để dầu quá nóng (bốc khói) rồi mới nấu: Nhiều loại dầu rất dễ bị oxy hóa, nếu nhiệt độ quá cao và đạt đến giới hạn, một số chất gây ung thư mà con người không thể nhìn thấy sẽ hình thành trên thực phẩm. Vì vậy, mọi người khi sử dụng dầu ăn đều phải chú ý đến nhiệt độ của dầu ăn.
- Phương thức bảo quản: Khi mua dầu ăn, khuyên bạn nên mua chai vừa đủ với nhu cầu sử dụng, dùng hết trong vòng 3 tháng sau khi mở nắp. Dầu phải được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh sáng và xa bếp, để tránh bị vượt quá chỉ số oxy hóa, không tốt cho sức khỏe.
- Ăn nhiều loại khác nhau: Khi ăn dầu trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng không ăn cùng một loại dầu trong một thời gian dài. Như đã nói ở trên, hàm lượng axit béo trong mỗi loại dầu ăn là khác nhau, nếu chỉ ăn một loại dầu trong thời gian dài có thể gây mất cân bằng axit béo trong cơ thể. Vì vậy, lời khuyên cho bạn là tốt nhất nên ăn luân phiên 2-3 loại dầu, hoặc có thể vài ngày hoặc 1, 2 tháng thay dầu một lần.