Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những loại thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu để qua đêm

Kinhtedothi - Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu không được bảo quản đúng cách, chúng có thể trở thành nguồn gây ngộ độc thực phẩm...

Những loại thực phẩm có thể gây ngộ độc nếu để qua đêm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những loại thực phẩm sau đây có thể gây ngộ độc nếu để qua đêm.

Thực phẩm từ nấm: nấm là loại thực phẩm giàu protein, nhưng cũng chứa nhiều nitrit. Khi để qua đêm, nitrit trong nấm có thể chuyển hóa thành chất độc, gây hại cho sức khỏe.

Rau củ trộn, salad: rau củ trộn là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, rau củ trộn nguội lại là món ăn dễ bị nhiễm khuẩn nhất. Vi khuẩn có thể xâm nhập vào rau củ trong quá trình chế biến, bảo quản hoặc khi ăn.

Ăn lại thức ăn để qua đêm có thể gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh minh họa: Pixabay

Hải sản: hải sản là loại thực phẩm giàu đạm, nhưng cũng dễ bị nhiễm khuẩn. Nếu hải sản không được sơ chế và bảo quản đúng cách, vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng, gây ngộ độc thực phẩm.

Trứng luộc, trứng rán: trứng là loại thực phẩm giàu protein, nhưng lòng đỏ trứng chứa nhiều protein dễ bị phân hủy khi để qua đêm. Khi ăn trứng đã để qua đêm, cơ thể có thể khó tiêu hóa, dẫn đến các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy,...

Sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm giàu tinh bột: sản phẩm từ đậu nành, thực phẩm giàu tinh bột như cơm, phở,... cũng là những món ăn dễ bị nhiễm khuẩn khi để qua đêm. Vi khuẩn có thể sinh sôi nhanh chóng trong môi trường ẩm ướt, gây ngộ độc thực phẩm.

Cách bảo quản thực phẩm an toàn

Khi bị ngộ độc thực phẩm, có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy, sốt, cảm lạnh hoặc chuột rút. Để phòng tránh ngộ độc do ăn phải thức ăn để qua đêm, nên lưu ý những cách bảo quản thực phẩm sau:

Sơ chế thực phẩm sạch sẽ: trước khi chế biến, cần rửa sạch thực phẩm bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

Chế biến thực phẩm chín kỹ: thực phẩm phải được nấu chín kỹ để tiêu diệt vi khuẩn.

Bảo quản thực phẩm đúng cách: thực phẩm đã nấu chín nên được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C. Thực phẩm sống và chín nên được bảo quản riêng biệt.

Ăn hết thực phẩm trong ngày: không nên ăn lại thức ăn đã để qua đêm.

5 cách bảo quản an toàn thực phẩm cho mùa Trung thu

5 cách bảo quản an toàn thực phẩm cho mùa Trung thu

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

5 lưu ý khi sử dụng mỡ lợn để trở thành "thực phẩm vàng"

10 Jul, 04:47 PM

(Tieudung.vn) - Theo quan niệm của Đông y, mỡ lợn có vị ngọt, tính hàn, có tác dụng lương huyết nhuận táo, hành thủy tán phong, giải độc. Mỡ lợn không chỉ là thực phẩm để xào, rán, nấu các món ăn hàng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Do là chất béo, loại thực phẩm này có thể trở thành con...

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

5 dấu hiệu chứng tỏ thịt lợn bị hỏng, nhiễm khuẩn

17 Jun, 06:47 AM

Kinhtedothi - Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng khi lựa chọn, người tiêu dùng có thể gặp rủi ro sức khỏe nghiêm trọng do sử dụng thịt nhiễm khuẩn, ôi thiu. 

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

Cần làm gì để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm trong mùa Hè?

05 Jun, 06:50 AM

Kinhtedothi - Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, nhiệt độ tăng cao làm cho thực phẩm rất dễ bị ôi thiu, nhiễm nấm và vi khuẩn, đây là nguyên nhân chính gây ra các bệnh đường tiêu hóa và nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất cao. Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, hãy rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, hãy chế biến và bảo quản thực phẩm an toàn. Luôn tuân thủ các quy tắc dưới đây.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ