Vitamin A
Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực của trẻ, tăng cường miễn dịch cũng như tăng trưởng và phát triển của thai nhi khi còn trong bụng mẹ. Loại vitamin này thường có trong các loại rau củ quả như: cà rốt, cà chua, đu đủ, rau dền,... và các loại thực phẩm khác như: sữa, gan, lòng đỏ trứng, dầu gan cá, phô mai,...
Mẹ bầu có thể bổ sung tối đa 10.000 đơn vị/ ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng không được quá lạm dụng dưỡng chất này bởi khi cơ thể tiếp nhận vitamin A liều lượng cao sẽ khiến thai nhi mắc các dị tật nguy hiểm.
Vitamin B
Mẹ và thai nhi cần bổ sung hai loại vitamin B quan trọng đó là: B1 và B2. Đối với vitamin B1, bạn nên ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm như: Ngũ cốc, các loại hạt họ đậu, lúa mì, gạo xát không quá trắng, thịt gia cầm,... Sử dụng vitamin B1 trong thai kỳ sẽ giúp thúc đẩy và cân bằng quá trình chuyển hóa gluxit trong cơ thể của mẹ, tránh được tình trạng bị sưng, phù nề nghiêm trọng.
Bên cạnh đó, Vitamin B2 thường có nhiều trong thịt động vật, bánh mì, sữa và các loại rau đậu,... Loại vitamin này có chức năng thúc đẩy quá trình phát triển toàn diện của thai nhi liên quan đến: Xương, cơ, hình thành da và máu, hệ thần kinh của trẻ.
Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung Vitamin B9 có trong các loại thực phẩm như giá đỗ, rau cải xanh, rau chân vịt,... nhằm giúp thai nhi giảm tỷ lệ mắc các bệnh dị tật liên quan đến hệ thống dây thần kinh.
Vitamin D
Bổ sung vitamin D cho bà bầu sẽ giúp quá trình hấp thu và chuyển hóa các loại khoáng chất như: Photpho, canxi,... trở nên vượt trội hơn. Thai nhi khi được hấp thụ đủ vitamin D từ trong bụng mẹ sẽ giúp các cơ xương trở nên khỏe mạnh, giảm nguy cơ còi xương khi sinh ra và các thóp đầu có thể đóng lại nhanh chóng.
Hầu hết các loại vitamin D đều có trong các loại thực phẩm dinh dưỡng được sử dụng hàng ngày như: trứng, sữa, cá,... Ngoài ra, mẹ bầu có thể bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng 20 đến 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng vitamin D tối đa được tiếp nhận vào cơ thể trong ngày chỉ nên dao động quanh mức 800IU. Nếu sử dụng quá liều, thai nhi trong bụng có thể sẽ mắc các chứng bệnh như suy thận, dị tật bẩm sinh, tăng canxi huyết,...
Vitamin C
Vitamin C góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cả mẹ và bé trong quá trình thai kỳ. Bên cạnh đó, vitamin này còn giúp cơ thể hấp thụ đầy đủ chất sắt và giúp vết thương nhanh chóng lành lại,... Chính vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung 80mg vitamin C trong một ngày từ các loại thực phẩm thường được kết hợp trong bữa ăn như các loại rau xanh và quả chín,...
Một số loại dưỡng chất khác
Ngoài những vitamin cho bà bầu kể trên, các mẹ có thể kết hợp bổ sung với nhiều khoáng chất khác nữa. Điển hình như:
DHA: giúp thai nhi phát triển hoàn thiện hệ thần kinh trung ương, võng mạc mắt,... Dưỡng chất này thường có trong: viên uống Omega-3, cá, lòng đỏ trứng,...
Canxi: Là nguồn dưỡng chất quan trọng giúp xương bé chắc khỏe, tham gia vào quá trình tuần hoàn, dẫn truyền các xung thần kinh.
Magie: Là thành phần có trong các loại rau xanh, quả cứng, thịt,... có công dụng giải độc thai nghén hiệu quả.
Kẽm: Bổ sung các thực phẩm giàu kẽm như thủy hải sản trong quá trình thai nghén sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Nếu không bổ sung đủ kẽm cho mẹ bầu, những nguy cơ như sinh non hoặc sảy thai có thể xảy ra.
Iốt: Là vi chất cần thiết có tác dụng tổng hợp hormone tuyến giáp, góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thần kinh ở trẻ.
Các vitamin kể trên đóng vai trò như một yếu tố vi lượng quan trọng trong việc duy trì ổn định sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chính vì vậy, việc bổ sung Vitamin cho bà bầu là rất cần thiết. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá liều lượng cho phép, tốt nhất mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể duy trì được chế độ dinh dưỡng chuẩn hàm lượng khi mang thai.
Một số lưu ý khi bổ sung vitamin cho bà bầu
Ngoài việc sử dụng đúng liều lượng vitamin cần thiết, mẹ bầu cần lưu ý một số những điều sau:
Mẹ bầu nên đi khám thai kỳ thường xuyên nhằm loại bỏ các bệnh lý và một số yếu tố dẫn đến tình trạng sảy thai sinh non, hoặc các biến chứng thai kỳ nguy hiểm.
Bổ sung axit folic hay chính là Vitamin B9 trong 3 tháng đầu của thai kỳ với liều lượng phù hợp nhằm giảm tỷ lệ trẻ em mắc các dị tật bẩm sinh.
Chuẩn bị một chế độ dinh dưỡng phù hợp, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, các cặp đôi nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi quyết định mang thai từ 3 đến 5 tháng. Đặc biệt, chị em nên tiến hành tiêm các loại vaccine như cúm, viêm gan B, thủy đậu, sởi - quai bị - rubella,... để bảo vệ sức khỏe bản thân, phòng tránh lây nhiễm bệnh trong quá trình mang thai. Song song với đó, trong thời gian mang thai, chị em cần thăm khám định kỳ và hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng, thực phẩm chức năng cần bổ sung trước khi sử dụng.