Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những lỗi bị phạt rất nặng nếu tài xế vi phạm trên cao tốc

Kinhtedothi - Lùi, đi ngược chiều, chạy quá tốc độ... trên đường cao tốc là những hành động cực kỳ nguy hiểm với mức xử phạt rất nặng nếu tài xế vi phạm.
 

Tại Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định, đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định.

Tài xế có thể sẽ phải nhận mức xử phạt nặng nếu có những hành vi điều khiển phương tiện lùi, đi ngược chiều, chạy quá tốc độ... trên đường cao tốc.

Đây những hành động cực kỳ nguy hiểm, có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính lái xe và người tham gia giao thông xung quanh.

Chạy ngược chiều trên cao tốc

Đi ngược chiều trên đường cao tốc là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định phạt tiền 16-18 triệu đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe 5-7 tháng.

Lùi xe trên cao tốc

Trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định, Luật nghiêm cấm người điều khiển xe ôtô lùi trên cao tốc. Hành vi này tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông rất cao và có thể xảy ra bất cứ khi nào.

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển xe ôtô đi lùi trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định thì bị phạt tiền từ 16-18 triệu đồng.

Ngoài ra, người điều khiển xe ôtô bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 5-7 tháng.

Đi vào làn khẩn cấp

Làn ngoài cùng bên phải trên cao tốc được thiết kế để phục vụ việc dừng khẩn cấp khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, có rất nhiều tài xế không biết hoặc biết nhưng vẫn cố tình vi phạm quy định này.

Họ lợi dụng làn đường này vì thông thoáng và không có xe lưu thông, sử dụng nó như một làn đường để vượt.

Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt đề ra mức phạt cụ thể cho người vi phạm tại Điểm g Khoản 5 Điều 5.

Theo đó, việc điều khiển xe chạy ở làn khẩn cấp trên đường cao tốc, không nhường đường hoặc gây cản trở phương tiện đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ sẽ bị phạt tiền từ 3-5 triệu đồng. Người vi phạm còn có thể bị tước bằng lái xe từ 1-3 tháng.

Vi phạm tốc độ trên cao tốc

Hành vi điều khiển xe ôtô chạy quá tốc độ quy định trên đường cao tốc sẽ bị xử phạt theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Cụ thể, người điều khiển ôtô trên cao tốc chạy quá tốc độ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng nếu xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến dưới 10km/h; Phạt tiền từ 4-6 triệu đồng nếu xe chạy quá tốc độ từ 10-20km/h. Ngoài ra, còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1-3 tháng.

Phạt tiền từ 6-8 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20-35km/h, bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Phạt tiền từ 10-12 triệu đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35km/h, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Hà Nội quyết tâm đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm

Hà Nội quyết tâm đẩy nhanh các dự án hạ tầng trọng điểm

16 Jun, 05:32 AM

Kinhtedothi - Năm 2025 có thể coi là năm đột phá với hạ tầng giao thông của Hà Nội với hàng loạt dự án trọng điểm đã được khởi động nhanh chóng, bước vào giai đoạn triển khai quyết liệt. Đồng thời cũng mở ra một giai đoạn đầy khó khăn, thách thức, đòi hỏi chính quyền, Nhân dân và đặc biệt là các đơn vị chuyên trách của TP phải tập trung hết sức lực để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Chiến lược khôn ngoan thay vì tự chủ bằng mọi giá

Chiến lược khôn ngoan thay vì tự chủ bằng mọi giá

13 Jun, 04:34 AM

Kinhtedothi - Phát triển một nền công nghiệp quốc gia luôn là khát vọng chính đáng của mọi đất nước đang phát triển; tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng hiện nay, việc định hình chiến lược công nghiệp hóa cần có sự đổi mới căn bản. Đặc biệt, mục tiêu phát triển đường sắt cao tốc và đường sắt đô thị (ĐSĐT) trong tương lai là minh chứng cho việc nội địa hóa cần phải đi đôi với tính hiệu quả kinh tế, và khả năng cạnh tranh quốc tế.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ