Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Những lưu ý khi tắm nước gừng vào mùa đông

Kinhtedothi - Gừng vị cay tính ấm, tác dụng kháng viêm, trị cảm lạnh, làm ấm cơ thể từ bên trong, phòng các bệnh về đường hô hấp và tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai tắm bằng nước gừng cũng tốt.

Hướng dẫn cách tắm bằng nước gừng

Tắm bằng nước gừng có thể thực hiện bằng nhiều cách. Dưới đây là một số cách tắm với nước gừng để hỗ trợ những tình trạng sức khoẻ khác nhau mà các bạn có thể tham khảo:

Tắm nước gừng giúp tăng cường sức khoẻ

 

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Đây là cách đơn giản nhất để phòng cảm lạnh hoặc cúm trong mùa lạnh. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị 3 nhánh gừng, đem rửa sạch, giữ vỏ. Sau đó, đem nghiền hoặc giã nát gừng.

Chuẩn bị 1 chậu nước nóng và cho gừng đã được giã nát vào ủ trong khoảng 5 đến 10 phút.

Khi nước đã nguội và ấm, bạn có thể bắt đầu tắm.

Tắm nước gừng trị cảm

Đối với những trường hợp bị cảm, mọi người có thể kết hợp gừng với sả để tắm, bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt hơn:

Chuẩn bị 1 củ gừng cùng 1 nắm xả, đem rửa sạch. Gừng giữ vỏ nhưng xả thì bạn nên bóc lớp bên ngoài.

Cho gừng và xả vào một một nồi to và đổ đầy nước, đun sôi.

Đổ nước ra chậu và chờ ấm để tắm. Nếu bạn cảm thấy nước quá đặc thì nên pha thêm một chút nước ấm để làm loãng.

Khi tắm với nước gừng, bạn có thể ngâm mình lâu hơn một chút để các dưỡng chất từ gừng thẩm thấu vào cơ thể. Sau khi ra ngoài, bạn cần lau khô người, nghỉ ngơi và bổ sung thêm nước cho cơ thể. Dưỡng da sau khi tắm vào mùa đông cũng là điều cần thiết để tránh da bị khô và nứt nẻ.

Những lưu ý khi tắm bằng nước gừng 

Tắm bằng nước gừng vào mùa đông là bài thuốc dân gian hữu ích nhưng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe nếu thực hiện không đúng cách. Vì vậy, trước khi quyết định tắm bằng nước gừng, bạn nên lưu ý những điều sau:

Kiểm tra xem da bạn có bị kích ứng bởi gừng hay không – bước đặc biệt quan trọng với những người có làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em. Bạn có thể thử kiểm tra bằng cách xoa một ít nước gừng pha loãng đã xay lên một vùng da nhỏ, để trong khoảng 3 đến 5 phút. Nếu bạn cảm thấy châm chích, ngứa hoặc đỏ, bạn có thể bị dị ứng với gừng.

Không nên dùng quá nhiều gừng để tắm vì sẽ dễ gây kích ứng da và gây cảm giác nóng rát như bỏng nhẹ.

Sau khi tắm bằng nước gừng, bạn nhớ bổ sung đủ nước cho cơ thể vì sau khi tắm, cơ thể bạn đổ mồ hôi nhiều và mất nước.

Bạn không nên tắm nước gừng hàng ngày vì có thể gây mất nước nghiêm trọng. Bạn nên tắm 1 đến 2 lần một tuần để thấy được kết quả.

Nếu bị cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, trẻ dưới 2 tuổi không nên tắm bằng nước gừng. Phụ nữ đang mang thai, mắc bệnh gan hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Trẻ bị nóng rát, lở miệng hoặc táo bón không nên tắm bằng nước gừng

Đỗ trọng - vị thuốc tam bổ

Đỗ trọng - vị thuốc tam bổ

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cách tăng cường năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

Cách tăng cường năng lượng vào buổi sáng mà không cần cà phê

19 May, 06:14 AM

Kinhtedothi - Khi cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng… nhiều người tìm đến 1 tách cà phê để lấy lại sự tỉnh táo. Tuy nhiên, đối với những người không thể uống được cà phê hoặc bị bồn chồn do caffeine… có thể tìm đến với các giải pháp khác giúp tăng mức năng lượng.

Cách phòng tránh, dấu hiệu và xử trí khi bị đột quỵ do trời nắng nóng

Cách phòng tránh, dấu hiệu và xử trí khi bị đột quỵ do trời nắng nóng

17 May, 06:49 AM

Kinhtedothi - Bệnh đột quỵ (tai biến mạch máu não) là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Việc nắm rõ nguyên nhân đột quỵ và cách phòng ngừa đột quỵ sẽ giúp giảm tối đa các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho người bệnh.

7 thói quen gây suy thận mà nhiều người vẫn làm hàng ngày

7 thói quen gây suy thận mà nhiều người vẫn làm hàng ngày

12 May, 06:18 AM

Thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cơ thể, đảm nhiệm chức năng lọc chất thải, duy trì cân bằng điện giải và sản xuất hormone. Tuy nhiên, nhiều thói quen tưởng chừng như vô hại hàng ngày lại có thể âm thầm gây hại cho thận, dẫn đến suy thận hoàn toàn nếu không được kiểm soát.

7 thứ trong nhà “bào mòn” lá phổi, rất ít người biết

7 thứ trong nhà “bào mòn” lá phổi, rất ít người biết

08 May, 06:38 AM

Kinhtedothi - Không cần sống giữa khói bụi hay ô nhiễm công nghiệp, lá phổi của bạn vẫn có thể bị “ăn mòn” ngay trong chính ngôi nhà của mình. Những vật dụng quen thuộc mà chúng ta sử dụng hàng ngày như nến thơm, máy lạnh hay thảm trải sàn, nếu không được lựa chọn và vệ sinh đúng cách, có thể trở thành nguồn phát tán các chất độc hại vào không khí, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ