Những người nào không nên ăn dưa muối?
Nguy cơ khi ăn dưa muối chưa chín
Báo VietNamNet dẫn lời ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám - Tư vấn dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, muối dưa hay muối cà theo cách làm truyền thống là quá trình lên men lactic do vi khuẩn lactic có trong tự nhiên phát triển.
Nhờ có men nên dưa muối và cà muối có tác dụng kích thích tiêu hóa. Tuy nhiên, việc ăn dưa, cà muối khi chưa đủ độ “chín” sẽ gây tác dụng phụ, tức là không tốt cho sức khỏe của người dùng.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, khi mới muối, dưa, cà thường có sự biến đổi nitrat thành nitrit. Nitrat là chất tồn dư trong rau, củ do được bón phân urê hoặc do hút từ đất có nitrat cao.
Trong vài ngày đầu khi mới muối (khoảng 2- 3 ngày), hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat, sau đó sẽ giảm dần và mất hẳn khi dưa đã chua vàng.
Do vậy, nếu dưa chưa đủ độ chua, nghĩa là hàm lượng nitrit còn cao sẽ có nguy cơ gây hại. Cụ thể, khi nitrit vào trong cơ thể sẽ tác dụng với amin bậc hai có trong một số thức ăn như tôm, cá, mắm tôm... sẽ tạo thành hợp chất nitrozamin có nguy cơ gây ung thư.
Những người không nên ăn dưa muối
Dưa muối không an toàn với một số nhóm người. Báo Sức khoẻ & Đời sống dẫn lời ThS.BS. Lê Thị Hải chỉ ra những nhóm người dưới đây được khuyến cáo không nên dưa muối.
1. Những người bị đau dạ dày: Ăn dưa muối dễ gây kích thích tăng tiết dịch axit dạ dày, làm phát triển hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, và dễ làm khởi phát viêm loét dạ dày có sẵn.
2. Người mắc bệnh tăng huyết áp, tim mạch: Dưa muối chứa hàm lượng natri cao là một trong những nguyên nhân gây tăng huyết áp, cho nên người bị tăng huyết áp không nên ăn dưa muối.
3. Bệnh thận:Bệnh nhân đã bị suy thận khả năng đào thải natri kém, nên ăn dưa muối làm ứ đọng muối trong cơ thể gây phù, tăng huyết áp.
4. Người có bệnh về đường tiêu hóa: Người bị viêm đại tràng mạn, người thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn dưa muối. Về bản chất dưa muối có nhiều lợi khuẩn có thể rất tốt cho hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên, các loại dưa muối, nhất là dưa muối xổi, ngâm dấm nhanh có thể không đảm bảo loại trừ hoàn toàn được các loại vi sinh vật gây bệnh có sẵn trong thực phẩm, do vậy có thể làm đường tiêu hóa của bạn có vấn đề hơn.
5. Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, dường như đường tiêu hóa của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, nhất là khi nghén, trong khi dưa chua có thể trở thành thực phẩm kích thích, làm tăng cảm giác đầy bụng, buồn nôn.
Hơn nữa, bạn sẽ không chắc chắn về độ an toàn của các thực phẩm và các chất phụ gia có thể thêm vào dưa muối có ảnh hưởng như thế nào đến bạn và em bé trong bụng. Đặc biệt là những tháng cuối của thai kỳ bạn cần phải ăn nhạt để tránh phù, nhiễm độc thai nghén cho nên mẹ bầu không nên ăn dưa muối.
6. Trẻ em dưới 5 tuổi:Chức năng thận của trẻ chưa hoàn chỉnh nên việc ăn nhiều dưa muối cũng ảnh hưởng đến việc đào thải muối ra khỏi cơ thể. Mặt khác hệ tiêu hóa của bé cũng chưa hoàn chỉnh nên bé sẽ dễ bị rối loạn tiêu hóa.
Trên đây là những người không nên ăn dưa muối. Nếu bạn thuộc nhóm người trên hãy tránh xa món ăn này nhé.

Những người nào "đại kỵ" với lẩu?
Lẩu là món ăn quen thuộc và được yêu thích bởi nhiều người, đặc biệt là trong những ngày se lạnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng, ẩn sau sự hấp dẫn ấy là những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.

Các bệnh nhân vụ ngộ độc tại Long Biên đã ổn định sức khoẻ
Kinhtedothi - Ngày 31/12, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, liên quan đến tình trạng các bệnh nhân trong vụ ngộ độc tại Long Biên điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai, đến nay, tất cả bệnh nhân đã ổn định sức khoẻ.

Hà Nội tạm dừng hoạt động cơ sở bánh cốm Nguyên Ninh, bánh Jambon Thanh Hương
Kinhtedothi - Ngày 2/1/2025, Đoàn kiểm tra liên ngành an toàn thực phẩm (ATTP) số 1 của TP Hà Nội đã kiểm tra công tác bảo đảm ATTP dịp Tết và lễ hội Xuân năm 2025 tại quận Tây Hồ và Ba Đình.