Nỗ lực chống biến đổi khí hậu của ông Putin nhìn từ một hòn đảo

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Một hòn đảo của Nga ở phía bắc Nhật Bản sẽ trở thành “bãi thử nghiệm” cho nỗ lực của Moscow trong việc dung hòa ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch vốn được đánh giá cao với các mục tiêu chống lại biến đổi khí hậu.

Hơn 2/3 đảo Sakhalin là rừng. Với chủ trương của Điện Kremlin, các nhà chức trách địa phương đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng khiến hòn đảo lớn nhất nước Nga đạt mục tiêu trung hòa với carbon vào năm 2025.
 Đảo Sakhalin. Ảnh: AP
Những nỗ lực tiếp tục tăng cường phủ xanh hòn đảo sẽ giúp hấp thụ lượng lớn carbon dioxide - ý tưởng mà chính quyền hòn đảo - cách Moscow 4.000 dặm về phía Tây hy vọng sẽ được nhân rộng và áp dụng toàn quốc, nơi có diện tích rừng rộng hàng đầu thế giới.
Dinara Gershinkova, cố vấn của Thống đốc Sakhalin về khí hậu và phát triển bền vững cho biết: “Cơ cấu kinh tế của Sakhalin và phần lớn đất rừng trên lãnh thổ, cũng như sự phân bổ cân bằng carbon phản ánh tình hình chung ở Nga. “Vì vậy, kết quả của thử nghiệm ở Sakhalin sẽ mang tính đại diện và có thể áp dụng cho toàn Liên bang Nga.”
Theo AP, kế hoạch trên phản ánh sự thay đổi rõ rệt trong “tâm thế” của Moscow trước vấn đề biến đổi khí hậu.
Hồi năm 2003, Tổng thống Vladimir Putin từng nói đùa về sự nóng lên toàn cầu khi cho rằng người Nga có thể cần “chi tiêu ít hơn cho áo khoác lông thú, và thu hoạch ngũ cốc sẽ tăng lên”. Tuy nhiên, năm ngoái, ông chủ Điện Kremlin thừa nhận rằng biến đổi khí hậu “đòi hỏi phải có những hành động thực sự và cần chú ý hơn nữa”. Ông Putin đang tìm cách đưa một trong những nhà xuất khẩu nhiên liệu hóa thạch lớn nhất thế giới trở thành người đi đầu trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu.
Những khu rừng rộng lớn của Nga là chìa khóa cho ý tưởng này.
“Với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế không carbon vào muộn nhất là năm 2060, Nga đang dựa vào nguồn tài nguyên duy nhất của các hệ sinh thái rừng sẵn có, cũng như khả năng hấp thụ carbon dioxide và sản xuất oxy đáng kể của chúng,” ông Putin khẳng định trong một bài phát biểu trực tuyến vào tuần trước tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hợp quốc ở Glasgow, Scotland.
“Đất nước của chúng tôi chiếm khoảng 20% ​​diện tích đất rừng trên thế giới.”
Các nhà phân tích cho rằng, những biện pháp hấp thụ carbon dioxin tự nhiên từ rừng cây sẽ đóng vai trò quan trọng nhằm ứng phó với tình trạng ấm lên toàn cầu.
 “Nga đóng góp to lớn trong việc hấp thụ khí thải toàn cầu nội địa cũng như của các quốc gia khác -– bằng khả năng hấp thụ của các hệ sinh thái trong nước, trước hết là rừng, ước tính khoảng 2,5 tỷ tấn CO2/năm "Viktoria Abramchenko, Phó thủ tướng phụ trách các vấn đề môi trường, phát biểu tại một hội nghị ở St.Petersburg.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần