Nỗ lực phút chót ở COP27 giành thỏa thuận đứng về phía nước nghèo

Liên Hà
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Bộ trưởng Khí hậu New Zealand James Shaw cho biết cả những nước nghèo -đối tượng được đền bù và những nước giàu - đối tượng đền bù đều đồng ý với thỏa thuận được đề xuất.

Nỗ lực tranh đấu ở COP 27 vào những phút cuối đã đi đến một thỏa thuận thuận lịch sử nhằm thành lập quỹ bồi thường cho các quốc gia nghèo là nạn nhân của thời tiết khắc nghiệt do lượng khí thải của các nước giàu.

Hội nghị COP27 đạt được bước tiến về cam kết tài chính đền bù cho các nước nghèo ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. 
Hội nghị COP27 đạt được bước tiến về cam kết tài chính đền bù cho các nước nghèo ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. 

Một số giới chức từ khắp nơi trên thế giới hôm 19/11 khẳng định với AP rằng hội nghị đã đạt được thỏa thuận về một quỹ dành cho "mất mát" và "thiệt hại". Đó sẽ là một chiến thắng lớn cho các quốc gia nghèo hơn từ lâu đã kêu gọi các khoản bồi thường - bởi vì họ thường là nạn nhân của thảm họa khí hậu mặc dù đã đóng góp rất ít gây ra tình trạng ô nhiễm. 

Trao đổi với AP, Bộ trưởng biến đổi khí hậu Na Uy Espen Barth Eide cho biết, hội nghị đang "làm việc quá sức". 

Cả các nước phát triển và đang phát triển đều rất lo ngại về những đề xuất cắt giảm phát thải khí nhà kính. Các quan chức cho biết ngôn ngữ do Ai Cập đưa ra đã đi ngược lại một số cam kết ở Glasgow nhằm duy trì mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C kể từ thời tiền công nghiệp. Thế giới đã nóng lên 1,1 độ C kể từ giữa thế kỷ 19.

Bộ trưởng Môi trường Ireland Eamon Ryan cho biết: "Chúng tôi cần đạt được thỏa thuận về 1,5 độ. Chúng tôi cần có những từ ngữ mạnh mẽ về giảm thiểu và đó là điều chúng tôi sẽ thúc đẩy."

Tuy nhiên, sự chú ý tập trung xung quanh quỹ bồi thường, vốn cũng được gọi là vấn đề công lý.

Bộ trưởng Khí hậu New Zealand James Shaw cho biết cả những nước nghèo -đối tượng được đền bù và những nước giàu - đối tượng đền bù đều đồng ý với thỏa thuận được đề xuất.

Harjeet Singh, trưởng bộ phận chiến lược chính trị toàn cầu tại Mạng lưới hành động khí hậu quốc tế cho biết: “Dự thảo quyết định về tài chính cho tổn thất và thiệt hại mang lại hy vọng cho những người dễ bị tổn thương rằng họ sẽ nhận được sự giúp đỡ để phục hồi sau thảm họa khí hậu và xây dựng lại cuộc sống”.

Theo dự thảo mới nhất, quỹ ban đầu sẽ dựa trên sự đóng góp từ các nước phát triển và các nguồn tư nhân và công cộng khác như các tổ chức tài chính quốc tế. Mặc dù ban đầu các nền kinh tế mới nổi lớn như Trung Quốc sẽ không bắt buộc phải đóng góp, nhưng lựa chọn đó vẫn còn trên bàn và sẽ được đàm phán trong những năm tới. Đây là yêu cầu chính của Liên minh Châu Âu và Mỹ, những bên cho rằng Trung Quốc và các nước gây ô nhiễm lớn.

Theo kế hoạch, Quỹ sẽ tập trung vào các quốc gia dễ bị tổn thương nhất, các quốc gia có thu nhập trung bình đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi thảm họa khí hậu cũng sẽ nhận được viện trợ.

Để đi đến thỏa thuận này, một cuộc họp để thông qua nó đã bị lùi lại hơn hai tiếng rưỡi đồng hồ, với rất ít dấu hiệu cho thấy các nhà ngoại giao sẽ cùng nhau tham dự một phiên họp toàn thể chính thức thông qua.  

Bộ trưởng Khí hậu Pakistan Sherry Rehman, người thường dẫn đầu cho các quốc gia nghèo nhất thế giới, cho biết: “Đây là cách mà hành trình kéo dài 30 năm của chúng tôi cuối cùng đã đơm hoa kết trái ngày hôm nay”. Một phần ba đất nước của bà đã bị nhấn chìm trong mùa hè qua bởi một trận lũ lụt tàn khốc. Đoàn Pakistan nhấn mạnh phương châm: "Những gì diễn ra ở Pakistan sẽ không ở lại Pakistan."

Nếu một thỏa thuận được chấp nhận, nó vẫn cần được thông qua vào tối 19/11. Nhưng các phần khác của thỏa thuận, được đưa ra trong một gói đề xuất trước đó cùng ngày bởi những giới chức Ai Cập - nước chủ nhà chủ trì cuộc đàm phán, vẫn đang được thảo luận khi các nhà đàm phán hướng đến những gì họ hy vọng là phiên họp cuối cùng.