Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Quảng Ngãi:

Nông dân phải sẵn sàng khai thác nền tảng số

Kinhtedothi- Để chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công, vấn đề tiên quyết là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi tư duy nhận thức, tiếp cận khoa học công nghệ và khai thác nền tảng số.

Sáng 28/9, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức hội thảo "Chuyển đổi số ngành nông nghiệp". Sự kiện được tổ chức tại huyện Mộ Đức và nằm trong khuôn khổ các hoạt động thuộc Tuần lễ Chuyển đổi số năm 2023 của tỉnh này.

Hội thảo được tổ chức ở huyện Mộ Đức.

Hội thảo tập trung vào chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các vấn đề, giải pháp về chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp đến từ các chuyên gia, doanh nghiệp và chính quyền địa phương.

Tham gia ý kiến tại hội thảo, ông Ngô Văn Thanh-Phó Chủ tịch UBND huyện Mộ Đức cho rằng, những năm gần đây, huyện ứng dụng mạnh mẽ nền tảng số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tiêu biểu là tưới tiết kiệm, vận hành tưới tự động trên 50 ha tại các xã: Đức Minh, Đức Phong, Đức Thạnh; áp dụng thiết bị bay không người lái drone bón phân, phun thuốc trên 100 ha lúa tại xã Đức Hoà, xã Đức Thắng...

Trong chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP): xây dựng mô hình số hóa hồ sơ sản phẩm OCOP, cơ sở dữ liệu, đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP. Các chủ thể chủ động quảng bá giới thiệu sản phẩm, cung cấp thông tin, tiếp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng trên website, mạng xã hội.

Ổi Bảy Đoàn- Sản phẩm OCOP của huyện Mộ Đức.

“Trước mắt, huyện xác định 5 lĩnh vực ưu tiên, trong đó có chuyển đổi số ngành nông nghiệp theo hướng phát triển hệ sinh thái xanh, nông nghiệp thông minh. Để chuyển đổi số trong nông nghiệp thành công, vấn đề tiên quyết là người nông dân phải sẵn sàng thay đổi tư duy nhận thức, tiếp cận khoa học công nghệ và khai thác nền tảng số”, ông Thanh cho hay.

Chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số, từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Tại huyện Mộ Đức, trang trại Bò sữa Vinamlik là điển hình thực hiện ứng dụng IoT vào giám sát chăn nuôi, từ chế độ ăn tới chăm sóc, nhân lai tạo giống, vệ sinh đều được theo tiêu chuẩn nông nghiệp thông minh.

“Với hệ thống quản lý và các công nghệ cao trong các lĩnh vực chăn nuôi thú y, sản xuất, kỹ thuật môi trường, trang trại đạt được kết quả cao về năng suất, lao động, thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng”, ông Trần Đại- Giám đốc Kỹ thuật Trang trại bò sữa Vinamilk Quảng Ngãi chia sẻ.

Nhận định về thực tế các sản phẩm nông nghiệp tại Quảng Ngãi, ông Nguyễn Đức Hiệp- Quản lý Kinh doanh Công ty TNHH Công Nghệ và Dịch vụ D-track cho rằng, tỉnh có nhiều sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu để gia tăng giá trị và phát triển bền vững, phù hợp xu thế cạnh tranh hiện nay của thị trường. Vấn đề là làm gì để đưa hình ảnh sản phẩm nông nghiệp Quảng Ngãi từng bước chinh phục người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Ông Hiệp cũng chia sẻ những giải pháp để phát huy thế mạnh địa phương trong việc xây dựng thương hiệu nông sản Quảng Ngãi chuyên nghiệp và phát triển bền vững.

Quảng Ngãi có nhiều sản phẩm nông nghiệp cần xây dựng thương hiệu để gia tăng giá trị và phát triển bền vững.

Năm 2023, Ủy ban Quốc gia về Chuyển đổi số xác định là Năm dữ liệu số, với thông điệp, chủ đề xuyên suốt là “Tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới", theo phương châm "Chuyển đổi số phải lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của sự phát triển".

Hưởng ứng năm sự kiện này, tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Tuần lễ Chuyển đổi số tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 với chủ đề: “Dữ liệu số và liên kết vùng trong chuyển đổi số”. Hội thảo chuyển đổi số ngành nông nghiệp tại huyện Mộ Đức là hoạt động khởi đầu trong khuôn khổ của Tuần lễ Chuyển đổi số Quảng Ngãi 2023 kéo dài từ 28/9- 2/10/2023.

Theo ông Trần Thanh Trường- Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ngãi, Mộ Đức là địa phương có nhiều hoạt động về chuyển đổi số trong nông nghiệp, là địa phương có nhiều sản phẩm OCOP, có đường quốc lộ và là cửa ngõ giao thương của Quảng Ngãi với các tỉnh Tây Nguyên.

“Kỳ vọng rằng Mộ Đức là một trong những điểm sáng trong tỉnh về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng giao thương hàng hóa nông sản qua các nền tảng số, tạo tiền để thúc đẩy phát triển xã hội số tại địa phương”, ông Trường nói.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Nam Định đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa gắn với nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

09 May, 03:49 PM

Kinhtedothi - Tỉnh Nam Định đang ghi nhận nhiều kết quả tích cực từ phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu. Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong quá trình phát triển nông thôn bền vững tại địa phương.

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Điều chỉnh vốn ngân sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

06 May, 06:06 PM

Kinhtedothi - Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 864/QĐ-TTg điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương tại các Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

Một động tác đơn giản, nước được tưới đều khắp đồng

05 May, 11:44 AM

Kinhtedothi - Áp dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho cây trồng đang là biện pháp được nông dân Lý Sơn sử dụng, vừa giảm chi phí nhân công vừa tiết kiệm nguồn nước và góp phần nâng cao hiệu quả chống hạn cho cây trồng vào mùa khô trên đất đảo.

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

Thương hiệu OCOP đưa làng nghề cất cánh

03 May, 05:21 AM

Kinhtedothi - Thủ đô Hà Nội được biết đến là “cái nôi” của 1.350 làng nghề, làng có nghề truyền thống. Đây cũng là lợi thế rất lớn của TP trong triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), hướng đến mục tiêu nâng cao giá trị và sức cạnh tranh trên thị trường cho sản phẩm làng nghề.

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

Hà Nội - lá cờ đầu trong xây dựng nông thôn mới

02 May, 05:01 AM

Kinhtedothi - Những năm qua, Hà Nội tiếp tục gặt hái được nhiều kết quả nổi bật, khẳng định vị thế “lá cờ đầu” của cả nước trong xây dựng nông thôn mới; qua đó tiến gần việc hoàn thành các mục tiêu Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVII.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ