Ùn ứ trên những trục đường hướng tâm
Từ ngày 5/2 (20 tháng Chạp), áp lực giao thông tại khu vực trung tâm Hà Nội đã có dấu hiệu tăng vọt. Nhiều trục đường hướng tâm như Nguyễn Trãi, Lê Văn Lương, Đại Cồ Việt, Trường Chinh… kẹt cứng xe cộ từ sáng sớm đến tối muộn. Lưu thông còn trở nên khó khăn hơn, nhiều thời điểm xuất hiện ùn tắc kéo dài trên các đường: Chùa Bộc, Láng Hạ, Thái Hà, Xã Đàn, Đê La Thành…
Ùn tắc giao thông trên phố Giảng Võ những ngày cận Tết. Ảnh: Phạm Hùng |
Thứ nhất là do nhu cầu đi lại dịp này tăng rất cao, bên cạnh đó, do giá rét kéo dài nên nhiều người dân sử dụng ô tô con để di chuyển, khiến hạ tầng quá tải, không đáp ứng được lưu thông. Thứ hai là nhiều tuyến đường của Hà Nội, đặc biệt trong trung tâm TP, còn nhỏ hẹp, nhất là các tuyến đường có công trình đang thi công. Thứ ba, ý thức tham gia giao thông của người dân còn kém; xe máy luồn lách, leo lên vỉa hè, ô tô thì dàn hàng choán hết mặt đường. Bên cạnh đó cũng phải kể đến áp lực không nhỏ từ các xe khách “đội lốt” xe hợp đồng, xe khách liên tỉnh, taxi công nghệ, taxi truyền thống, xe ôm… Hầu hết xe khách, taxi và xe ôm truyền thống chỉ tụ lại quanh khu vực các bến xe, gia tăng tần suất hoạt động khiến những tuyến đường: Phạm Hùng, Kim Đồng, Giải Phóng… ùn ứ nặng nề. Còn xe hợp đồng loại 9 - 16 chỗ, taxi và xe ôm công nghệ (Uber, Grab…) lại luồn lách vào tận nơi sâu nhất của trung tâm Hà Nội, khiến áp lực giao thông lan tỏa ra hầu khắp địa bàn.Tăng cường tuần traTại buổi làm việc với Sở GTVT Hà Nội và các đơn vị liên quan chiều ngày 8/2, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia Khuất Việt Hùng nhận xét, công tác chuẩn bị cũng như tăng cường an ninh, trật tự tại các bến xe lớn của Hà Nội là rất tốt.
Nhưng vấn đề không nằm trong các bến xe mà nằm ở trên đường, nơi vẫn diễn ra tình trạng dừng đỗ, đón trả khách tùy tiện của xe khách liên tỉnh, gây ùn tắc và mất ATGT. Ông Hùng phát biểu: “Cần phải quy trách nhiệm rõ ràng thì công tác xử lý mới được thực hiện nghiêm túc và hiệu quả”.Đại diện Thanh tra Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, việc kiểm tra, giám sát hoạt động của xe khách tại các bến xe đã được đơn vị tăng cường tối đa. Tuy nhiên, với các loại xe khách “trá hình” thì rất khó kiểm soát được vì hiện vẫn chưa có chế tài xử lý đúng lỗi. Ngoài ra, việc khuyến cáo người dân vào các bến mua vé, lên xe để tránh tình trạng bị nhồi nhét, “hét” giá vẫn chưa có hiệu quả.
Chính thói quen đón xe dọc đường, đang khiến nhiều hành khách lâm vào cảnh bị bắt chẹt mà đành ngậm “bồ hòn làm ngọt”.Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Vũ Hà khẳng định, để chuẩn bị cho người dân về quê ăn Tết, đảm bảo trật tự, ATGT trên địa bàn TP, Sở đã đôn đốc các đơn vị vận tải, bến bãi, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng phương tiện, kể cả dự bị.
Ông Hà thông tin: “Các bến xe lớn như Mỹ Đình, Giáp Bát, Nước Ngầm… đã sớm có phương án tăng từ 30 - 50% lượt xe, đảm bảo không để một người dân nào không được về quê đón Tết”. Bên cạnh đó, Sở đã phối hợp với các đơn vị quản lý bến xe, tổng kiểm tra, rà soát điều kiện kinh doanh vận hành của xe khách liên tỉnh; tăng cường lực lượng tuần tra, xử lý vi phạm trên đường.