Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nóng: TP Hồ Chí Minh ghi nhận ca nghi mắc đậu mùa khỉ đầu tiên

Kinhtedothi - Sáng ngày 3/10, Sở Y tế TP TP Hồ Chí Minh xác nhận đã xuất hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn TP. Hiện thông tin về ca mắc trên đã được báo cáo Bộ Y tế chờ bộ thông tin chính thức.

Sáng 3/10, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tăng Chí Thượng - Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, qua hoạt động giám sát, ngành y tế TP đã ghi nhận ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Hiện, Sở Y tế  TP Hồ Chí Minh đã báo cáo Bộ Y tế, chờ Bộ thông tin chính thức.

Nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên. Ảnh minh hoạ

“Vừa qua, TP Hồ Chí Minh đã phát hiện 1 ca bệnh đậu mùa khỉ nhờ công tác kiểm soát và giám sát tốt. Sở Y tế sẽ sớm có thông tin chính thức về trường hợp trên. Hiện tại, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của y tế TP là kiểm soát dịch bệnh” – ông Tăng Chí Thượng nói.

Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, để nhanh chóng kiểm soát tình hình, Sở Y tế đang phối hợp với các đơn vị liên quan siết chặt công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ tại các cửa khẩu. Đặc biệt, những hành khách đi từ vùng dịch về. Người nhập cảnh được giám sát thân nhiệt, triệu chứng phát ban có bóng nước cấp tính. 

Sau khi điều tra, nếu người nhập cảnh được xác định là trường hợp có thể (có triệu chứng lâm sàng và yếu tố dịch tễ), kiểm dịch viên y tế sẽ hướng dẫn người nhập cảnh đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới hoặc các bệnh viện đa khoa có khu cách ly để được kiểm tra, theo dõi.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) tổ chức truyền thông, hướng dẫn người nhập cảnh khi có các triệu chứng nghi ngờ hoặc yếu tố dịch tễ thì thông báo ngay cho kiểm dịch viên y tế tại cửa khẩu để được hỗ trợ, tư vấn.

Đối với công tác sàng lọc, các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở khám chữa bệnh ban đầu (Trung tâm y tế, Trạm y tế, phòng khám) tăng cường truyền thông cho người dân. Khi người dân có triệu chứng nghi ngờ, cần đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được tư vấn, khám sàng lọc và xét nghiệm chẩn đoán (nếu cần).

Ở giai đoạn hiện nay, khi tiếp nhận trường hợp nghi ngờ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu hướng dẫn người bệnh đến bệnh viện quận, huyện gần nhất để được khám, xét nghiệm, chẩn đoán.

Trước đó, bệnh đậu mùa khỉ được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố là tình trạng y tế công cộng khẩn cấp. Ngành y tế đã triển khai nhiều hoạt động phòng chống dịch bệnh và hiện tiếp tục tăng cường công tác này.

Đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát, phát hiện đậu mùa khỉ

Đo thân nhiệt tại cửa khẩu để giám sát, phát hiện đậu mùa khỉ

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế

Cách phòng ngừa lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ tại cơ sở y tế

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

Vì sao loại "giun rồng" lại xuất hiện ở Việt Nam?

06 Apr, 04:50 PM

PGS.TS Đỗ Trung Dũng cho biết, năm 2018 đã có một nghiên cứu của Pháp chứng minh tìm thấy các ấu trùng "giun rồng" sống ký sinh trong một số loài rắn ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ, loại giun này đã tồn tại trong môi trường tại một số vùng núi của nước ta.

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

Thanh Hóa kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng

04 Apr, 04:54 AM

Kinhtedothi - Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Hàm Rồng (3/4/1965 - 3/4/2025), tôn vinh chiến công huyền thoại của quân và dân Thanh Hoá, bảo vệ cây cầu huyết mạch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khẳng định sức mạnh và ý chí kiên cường của dân tộc Việt Nam.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ