Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

TP Hồ Chí Minh:

Nộp hồ sơ xin cấp sổ đỏ nhà đất mua bán giấy tay trước ngày 31/12/2023

Kinhtedothi - Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) TP Hồ Chí Minh đề nghị UBND quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát hồ sơ, xử lý vi phạm, có ý kiến về quy hoạch, hạn mức, điều kiện về hạ tầng khi xem xét cấp sổ đỏ cho các trường hợp mua bán giấy tay.

Ngày 13/11, Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh đã có văn bản hướng dẫn UBND các quận, huyện, TP Thủ Đức và Văn phòng đăng ký đất đai (VPĐKĐĐ) TP Hồ Chí Minh về việc cấp giấy chứng nhận cho các hồ sơ tự ý tách thửa, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền bằng giấy tay (còn gọi là mua bán giấy tay).

Cụ thể, Sở TN&MT TP Hồ Chí Minh giao VPĐKĐĐ TP chỉ đạo các chi nhánh VPĐKĐĐ quận, huyện, TP Thủ Đức căn cứ tình hình thực tế để phối hợp Phòng TN&MT, Phòng Quản lý đô thị và UBND cấp xã xác định điều kiện cấp giấy chứng nhận cho trường hợp mua bán giấy tay.

Từ đó xử lý trước đối với vi phạm pháp luật đất đai trước khi cấp giấy. Trường hợp đủ điều kiện cấp giấy thì giao các chi nhánh VPĐKĐĐ cấp giấy.

Đối với hồ sơ các chi nhánh VPĐKĐĐ đã tiếp nhận trước thời điểm 18/6/2019, thì chấp thuận thời điểm hình thành thửa đất tách ra để chuyển nhượng bằng giấy tay (trước 1/7/2014) để áp dụng các quyết định của UBND TP về quy định diện tích tối thiểu được tách thửa (quyết định 19 năm 2009, quyết định 54 năm 2012) giải quyết.

Đối với hồ sơ chưa tiếp nhận, người dân cần kê khai, đăng ký cho cơ quan chức năng địa phương chậm nhất đến ngày 31/12/2023 để được xem xét giải quyết.

Người dân TP Hồ Chí Minh cần kê khai, đăng ký chậm nhất đến 31/12/2023 để được giải quyết, cấp sổ đỏ cho nhà đất mua bán giấy tay. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Sở TN&MT cũng đề nghị UBND quận, huyện, TP Thủ Đức căn cứ tình hình địa phương để xây dựng cơ chế phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong việc rà soát hồ sơ, xử lý vi phạm, có ý kiến về quy hoạch, hạn mức, điều kiện về hạ tầng khi xem xét cấp sổ đỏ cho các trường hợp mua bán giấy tay.

Đồng thời, UBND các phường, xã, thị trấn cần có kế hoạch công khai thông tin rộng rãi và tuyên truyền, yêu cầu người dân thực hiện kê khai, đăng ký theo quy định.

Theo Sở TN&MT, nếu có khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết thì báo cáo sở để thống nhất giải quyết hoặc tổng hợp, trình cơ quan có thẩm quyền xin ý kiến đối với nội dung vượt thẩm quyền.

Trước đó, hồi tháng 8/2023, trong văn bản đề xuất UBND TP, Sở TN&MT đề nghị địa phương rà soát, xác minh về người sử dụng đất (bên bán và bên mua), thời điểm, quá trình quản lý sử dụng, hiện trạng, ranh giới sử dụng đất và việc tranh chấp nếu có cũng như rà soát quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, hướng dẫn của Tổng cục Quản lý đất đai.

Đến ngày 2/11/2023, UBND TP Hồ Chí Minh đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ TN&MT chấp thuận giải quyết cấp giấy chứng nhận đối với nhà, đất mua bán giấy tay sau ngày 1/7/2004 đến trước ngày 1/1/2008 trên địa bàn TP, với điều kiện nhà, đất đó hiện đang sử dụng ổn định, phù hợp quy hoạch và không có tranh chấp, khiếu nại; đảm bảo yêu cầu về công khai, minh bạch, đồng thời thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Theo đó, UBND TP Hồ Chí Minh cho biết, trên địa bàn TP hiện còn khoảng 40.000 nhà, đất mua bán giấy tay sau ngày 1/7/2004, nếu không giải quyết cấp giấy chứng nhận thì ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

UBND TP cũng kiến nghị giải quyết cấp giấy chứng nhận đối với nhà ở đã xây dựng trên đất nông nghiệp sau ngày 1/7/2004 khi được địa phương xác định nhà ở đó đã tồn tại trước thời điểm nhà nước công bố quy hoạch và hộ gia đình, cá nhân thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn của TP, không có nhà ở nào khác.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

Thị trường BĐS Hà Nội: bứt tốc mạnh mẽ sau sáp nhập?

04 Jul, 05:34 PM

Kinhtedothi - Hòa cùng làn sóng đổi mới khi Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, các nhà đầu tư không chỉ kỳ vọng vào thủ tục hành chính tinh gọn thuận tiện hơn, mà còn mong đợi cú huých từ hạ tầng để hồi sinh dòng vốn, tạo nên cú bứt tốc mạnh mẽ cho thị trường bất động sản (BĐS) sau sáp nhập.

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

Livehouse: Lời giải giảm áp lực giá bất động sản trong đô thị

03 Jul, 06:27 PM

Kinhtedothi - Giá đất tại các đô thị lớn liên tục lập đỉnh khiến nhu cầu an cư và đầu tư của người dân gặp nhiều rào cản. Trong bối cảnh đó, mô hình bất động sản đa công năng Livehouse được kỳ vọng vừa cân bằng bài toán sử dụng - khai thác - sở hữu tài sản, vừa giảm áp lực giá đất ở các khu vực lõi đô thị.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ