Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

NSND Trần Quốc Chiêm tái đắc cử Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội

Minh An
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 27/7, Đại hội Đại biểu Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (LHVHNT) Hà Nội lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 diễn ra tại Hà Nội. NSND Trần Quốc Chiêm tái đắc cử Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội.

Tới dự Đại hội có Phó Bí thư Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai; Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng và gần 700 văn nghệ sĩ Thủ đô.

Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tặng Hội LHVHNT Hà Nội
Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong trao bức trướng của Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội tặng Hội LHVHNT Hà Nội

Không trông chờ vào bao cấp

Hội LHVHNT Hà Nội tập hợp trên 4.000 hội viên của 9 Hội chuyên ngành, có những tên tuổi hàng đầu giới trí thức văn nghệ sĩ cả nước, là lực lượng hoạt động văn học nghệ thuật hùng hậu, bền bỉ, tạo ra nhiều tác phẩm và công trình có uy tín, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực văn hóa và tinh thần của Thủ đô.

NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội phát biểu.
NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội phát biểu.

Theo NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội: Với vị trí của một Hội chính trị - xã hội - nghề nghiệp có quy mô hoạt động khá lớn và khá đa dạng, Hội LHVHNT Hà Nội luôn luôn giữ vững tính định hướng của Đảng trong lĩnh vực văn hóa văn nghệ, vươn tới các giá trị nhân văn chân chính trong hoạt động sáng tạo, gắn bó chặt chẽ với thực tiễn chiến đấu và xây dựng Thủ đô đang lớn mạnh và đổi mới từng ngày.

Tuy nhiên, NSND Trần Quốc Chiêm cũng thẳng thắn chỉ ra, Hội LHVHNT Hà Nội cần cố gắng gỡ dần từng bước tính chất chỉ trông chờ bao cấp trong hoạt động. Cùng quan điểm với ý kiến trên, nhà thơ Cao Ngọc Thắng - Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội cho biết: Việc lập kế hoạch cho cả nhiệm kỳ hoặc cho từng năm vẫn lệ thuộc vào kinh phí do TP cấp và phân bổ tới từng hội chuyên ngành. Nguồn kinh phí này rất hạn chế ngay cả đối với các hoạt động thường xuyên, chứ chưa nói đến kinh phí cho các kỳ cuộc lớn thu hút những tác phẩm văn học và nghệ thuật cần sự đầu tư thích đáng. Với kinh phí hàng năm vài trăm triệu, thậm chí lên đến trên 1 tỷ đồng như hiện tại, việc duy trì hoạt động của hội chuyên ngành VHNT luôn luôn rơi vào tình trạng giật gấu vá vai, loay hoay cân đối và thường phải tự tạm ứng. Điều này cho thấy cần phải thay đổi tư duy về phương thức tìm, khai thác và sử dụng nguồn kinh phí theo cơ chế thị trường.

Mặc dù còn nhiều khó khăn, song BCH Hội LHVHNT Hà Nội cũng như Ban Chấp hành 9 Hội chuyên ngành đã nỗ lực rất lớn trong việc định hướng và tổ chức sáng tác cho hội viên, tổ chức các cuộc liên kết hoạt động và giao lưu trong nước, quan tâm sâu sát tới việc phổ cập các giá trị văn học nghệ thuật tới công chúng rộng rãi, gắng sức duy trì thị hiếu thưởng thức lành mạnh và đúng đắn tới độc giả và khán thính giả trong điều kiện kinh tế thị trường và nhu cầu thương mại hóa các hoạt động xã hội đang có diễn biến như phức tạp hiện nay.

Phát huy sáng tạo, tâm huyết

Phát biểu tại Đại hội, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng đánh giá cao những kết quả Hội LHVHNT Hà Nội đạt được trong nhiệm kỳ vừa qua. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của Hội LHVHNT vẫn còn có điểm chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội mong muốn, Hội LHVHNT Hà Nội cần quan tâm đến một số nội dung như: Quán triệt sâu sắc những nội dung mới về văn hoá, văn nghệ Đại hội XIII của Đảng và Đại hội XVII của Đảng bộ TP Hà Nội, Hội nghị Văn hoá Toàn quốc, các chương trình, nghị quyết của Thành uỷ về văn hoá, văn học nghệ thuật.

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu. 
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng phát biểu. 

Đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô cần tiếp tục nỗ lực, tiếp tục phát huy tính sáng tạo, tâm huyết để cống hiến cho nền văn học nghệ thuật của Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung những tác phẩm có chất lượng cao về tư tưởng và nghệ thuật, nhằm khẳng định và tôn vinh những giá trị cao quý, truyền thống tốt đẹp của văn hoá Thăng Long – Hà Nội, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh. Để văn hoá Hà Nội thực sự là động lực, nguồn sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của Thủ đô và đất nước.

Hội LHVHNT Hà Nội cần quán triệt sâu sắc quan điểm chỉ đạo của Đảng tại Nghị quyết T.Ư 6 (khoá XII) về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, quy định chặt chẽ việc thành lập tổ chức và hoạt động của các hội thành viên; thực hiện nghiêm túc và nhất quán nguyên tắc tự nguyện, tự quản và tuân thủ pháp luật.

Bên cạnh đó, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: Thành uỷ, HĐND, UBND TP Hà Nội luôn tin tưởng với những kinh nghiệm đã được tích luỹ, sự tín nhiệm của Đại hội, BCH Hội LHVHNT Hà Nội khoá XIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026 sẽ hoàn thành tốt các mục tiêu, phương hương, nhiệm vụ đã đề ra, cùng toàn thể đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô hoàn thành sứ mệnh cao cả là người nghệ sĩ - chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá; tổ chức, hoạt động của Hội LHVHNT Hà Nội và 9 hội thành viên sẽ ngày càng vững mạnh về tổ chức, khởi sắc trong hoạt động, đội ngũ văn nghệ sĩ Thủ đô sẽ luôn đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát triển.

 

Tại phiên họp thứ nhất, BCH đã bầu ra thường trực Hội gồm: NSND Trần Quốc Chiêm - Chủ tịch Hội LHVHNT Hà Nội và các Phó Chủ tịch: Nhà thơ Trần Đăng Khoa, PGS.TS Trần Thị An, TS. KTS Nguyễn Văn Hải và NSND Nguyễn Quang Vinh.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành mới gồm 27 ủy viên: NSND Nguyễn Trung Hiếu; NSND Nguyễn Ngọc Anh; nhà báo Vương Minh Huệ; KTS Nguyễn Đình Thanh; Họa sĩ Đỗ Thị Hồng Hạnh; nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thủy; đạo diễn Đào Duy Phúc; NSND Nguyễn Hoàng Tuấn; nhà thơ Trần Gia Thái; KTS Lưu Quang Huy; NSND Nguyễn Hà Bắc; nhà biên kịch Bành Thị Mai Phương; họa sĩ Phạm Kim Bình; nhạc sĩ Nguyễn Bá Môn; nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Toản; PGS.TS Nguyễn Hữu Sơn; NSND Nguyễn Quang Vinh; biên đạo múa Nguyễn Thế Chiến; NSƯT Trần Thị Mai Hương; GS. TS Lê Hồng Lý; nghệ sĩ nhiếp ảnh Đào Quang Minh; nhạc sĩ Trần Thị Lệ Chiến.