Núi lửa Hawaii phun nham thạch cao 20m

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Các nhà khoa học Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động địa chất gia tăng tại núi lửa Kilauea trên đảo Lớn của Hawaii (Mỹ), sau khi một vết nứt phun trào nham thạch cao 20m lên không trung.

KTĐT - Các nhà khoa học Mỹ đang theo dõi chặt chẽ các hoạt động địa chất gia tăng tại núi lửa Kilauea trên đảo Lớn của Hawaii (Mỹ), sau khi một vết nứt phun trào nham thạch cao 20m lên không trung.

Không ngôi nhà nào bị đe doạ và cũng không người cắm trại nào ai bị thương nhưng các quan chức địa phương đã khuyến cáo du khách tránh xa núi lửa.

Núi lửa Kilauea đã phun trào liên tục trong 28 năm qua. Nhưng nhà địa chất Janet Babb của Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ (USGS) cho hay hoạt động của núi lửa hồi cuối tuần qua cho thấy “những dấu hiệu mới trong đợt phun trào và các diễn biến mới chưa biết rõ”.

USGS cho biết, một trong các miệng của núi lửa Kilauea, tên gọi Pu'u 'O'o, đã bị sập 113m hôm thứ 7, theo sau đó là 150 trận động đất nhỏ, tất cả đều ở khu vực núi lửa.

Trong khi đó, ở mặt phía đông của núi lửa Kilauea, một vết nứt dài khoảng 490m trên mặt đất đã hình thành, phun trào nham thạch cao 20m lên không trung. Một miệng núi lửa khác tên gọi Napau cũng bắt đầu phun trào.

Giới chức địa phương đã đóng cửa một con đường ở mặt phía đông của núi lửa, địa điểm cắm trại tại miệng núi lửa Napau và các con đường gần đó.

Du khách có thể quan sát các đợt phun trào từ khoảng cách 2,4km và vẫn an toàn.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần