Nước mắm Phú Quốc cần đẩy mạnh truyền thông chỉ dẫn địa lý
Phát biểu tại buổi hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Lưu Trung cho biết, để tiếp tục giữ gìn nghề làm nước mắm và sản phẩm nước mắm Phú Quốc, UBND tỉnh cũng đề ra nhiều định hướng, giải pháp bảo tồn, phát triển, mong muốn các nhà quản lý, nhà nghiên cứu góp ý để tỉnh hoạch định chiến lược hiệu quả trong thời gian tới.

Tiến sĩ Trần Thị Dung cho biết, để phát triển bền vững nghề và sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc, các cơ quan Nhà nước cần vào cuộc thanh tra, xử lí vi phạm về sử dụng chỉ dẫn địa lý, Hội nước mắm Phú Quốc cần phải nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã bao bì, ghi nhãn; thay đổi cách xúc tiến thương mại, bán hàng để tiêu thụ sản phẩm.
Cục phó Cục quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang Nguyễn Ngọc Thơ góp ý với cơ quan quản lí Nhà nước cần nâng cao công tác tuyên truyền, giúp người dân phân biệt sản phẩm nước mắm Phú Quốc được bảo hộ chỉ dẫn địa lý; cung cấp địa chỉ tiếp nhận thông tin phản ánh của người tiêu dùng khi phát hiện sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, có dấu hiệu vi phạm sở hữu trí tuệ…

Bà Nguyễn Thị Hồng Minh - Nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng, để sản phẩm nước mắm Phú Quốc được người dân biết đến rộng rãi hơn thì phải đẩy mạnh truyền thông, quảng bá hình, thay đổi tư duy kinh doanh, cùng nhau chung tay để truyền thông sản phẩm, nâng cao chất lượng.
Bên cạnh đó, các đại biểu cũng thảo luận xoay quanh các biện pháp khai thác đảm bảo nguồn lợi hải sản, nguồn lợi cá cơm nguyên liệu sản xuất nước mắm; biện pháp xây dựng phát triển làng nghề sản xuất nước mắm; việc đóng chai, ghi nhãn phải đảm bảo đúng quy địnhphù hợp; việc áp dụng tiêu chuẩn quốc gia về nước mắm TCVN 5107:2018.
Đồng thời, tiến tới việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương cho sản phẩm nước mắm có xuất xứ hàng hóa - chỉ dẫn địa lý Phú Quốc hay cho tất cả sản phẩm nước mắm sản xuất ở Phú Quốc; biện pháp xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm nước mắm truyền thống Phú Quốc trong và ngoài nước; các biện pháp hợp tác trong nước và ngoài nước về quảng bá tiêu thụ sản phẩm nước mắm sản xuất tại Phú Quốc…
Ông Lương Thanh Hải - Chủ tịch Liên hiệp Các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kiên Giang khẳng định: Thời gian tới, Hội sẽ có văn bản tóm tắt từng nội dung về hiện trạng, hạn chế, nguyên nhân, định hướng và biện pháp trong thời gian tới; những đề xuất kiến nghị để góp phần giúp cho các ngành chức năng xem xét tham mưu cho UBND TP Phú Quốc, UBND tỉnh nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn cho nghề nước mắm thủ công truyền thống được bảo tồn và phát triển bền vững.

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Thăng trầm cùng lịch sử
Trải qua hơn 200 năm hình thành và phát triển, nghề chế biến nước mắm Phú Quốc không ngừng phát triển cả chất và lượng. Quy trình từ đánh bắt đến chế biến thủ công đã tạo nên một sản phẩm đặc sắc trong "làng" nước mắm Việt Nam, dưa sản phẩm này vào miền di sản.

Nước mắm Phú Quốc xưa - nay: Gian nan bảo vệ nghề
Kinhtedothi - Trong quá trình phát triển, làng nghề nước mắm Phú Quốc gặp muôn vàn khó khăn, thử thách, tuy nhiên những người làm nước mắm tại đây đã cùng dìu dắt nhau để vượt qua khó khăn, lưu giữ, bảo vệ nghề truyền thống gần 200 năm mà ông cha đã truyền lại.

"Nghề làm Nước mắm Phú Quốc" đón bằng di sản phi vật thể cấp quốc gia
Kinhtedothi - Phú Quốc có 7.009 thùng ủ chượp cá, mỗi thùng có sức chứa từ 12-15 tấn cá, tổng sản lượng cá bình quân khoảng 25.000 đến 30.000 tấn cá cơm sản xuất cho ra sản lượng nước mắm hằng năm từ 20-30 triệu lít nước mắm tính từ 25 độ đạm trở lên.