Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Nuôi dúi, làm chơi...giàu thật

Kinhtedothi - Với mô hình nuôi dúi, mỗi tháng chỉ bán từ 10 - 15 con, đã đem lại thu nhập từ 15 - 23 triệu đồng, đã đưa nhiều hộ gia đình thoát nghèo và có cuộc sống khá giả.

Lãi ròng mỗi năm gần 200 triệu đồng

Anh Trương Dụng (SN 1976, ngụ ấp 61, xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai), hiện là Chi hội trưởng Chi hội Nông dân ấp 61, kể lại: “Năm 2018, đọc báo thấy một số người có cuộc số khá lên nhờ nuôi con dúi. Lúc đó tôi quyết định bỏ ra 10 triệu đồng dể mua 5 cặp giống dúi (4 con đực, 6 con cái) về nuôi thử. Dúi giống có trọng lượng khoảng 800 gram/con, mua về nuôi thêm 4 tháng trọng lượng tăng lên 1,8 - 2 kg, lúc đó tôi cho phối giống.

Anh Trương Dụng cho biết, giá của dúi thấp nhất 800.000 đồng/kg, mùa khô giá từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/kg.

Từ số lượng ban đầu 10 con dúi, sau hơn 1 năm chăm sóc, cho phối giống, 6 con cái sinh được 10 con dúi con, anh Dụng vẫn để nuôi nhằm phát triển đàn. Theo anh Dụng, để biết thời điểm dúi cái muốn động đực, nhìn vào vú và bộ phận sinh dục của nó, nếu thấy ửng hồng thì ghép 1 con đực vào chung lồng với con cái trong khoảng 20 ngày (cách phối giống chắc chắn và an toàn).

“Sau 20 ngày, khi dúi cái mang thai thì đưa con đực ra. Thời gian dúi mang thai khoảng 45 ngày thì sinh con. Nếu dúi cái đẻ lần đầu sẽ cho 1 - 2 con, từ lần sinh nở thứ 2 trở đi, dúi đẻ 3 - 5 con/lần. Khi dúi đẻ con, mình để con mẹ chăm nuôi con nó khoảng 40 ngày, sau đó mới tách đàn con ra lồng riêng, rồi nuôi thêm 6 - 7 tháng, lúc đó dúi con trưởng thành và cân nặng từ 1,8 - 2 kg/con, thì bán cho nhà hàng, quán ăn”, anh Trương Dụng chia sẻ kinh nghiệm.

Những chú dúi con tại nhà anh Trương Dụng.

Đến khi đàn dúi tăng gần 100 con, vấn đề nan giải là đầu ra. Thời gian đầu anh Dụng nhờ bạn bè, người quen mua để ăn. Tuy nhiên, do thịt dúi có giá khá đắt, từ 800.000 - 1.400.000 đồng/kg (tùy thời điểm), không hợp với túi tiền của đại bộ phận người dân, nên anh Dụng tìm đến các nhà hàng, quán ăn có tiếng trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ và TP Biên Hòa (Đồng Nai) để tìm đầu ra và bán theo hình thức gối đầu (nhận tiền sau khi nhà hàng, quán ăn bán được).

“Dần dần, khi món thịt dúi được thực khách chấp nhận, mỗi tháng tôi xuất chuồng từ 10 - 15 con (trọng lượng từ 1,8 - 2 kg/con), giá bán thấp nhất 800.000 đồng/kg. Vào mùa khô, hàng khan hiếm nên giá bán cao hơn (từ 1,2 - 1,4 triệu đồng/kg dúi), thu về trung bình từ 15 - 23 triệu đồng/tháng. Sau khi trừ công chăm sóc cũng lời khoảng 13 - 18 triệu đồng/tháng, vị chi mỗi năm cho lãi ròng gần 200 triệu đồng”, anh Trương Dụng cho biết.

Ai cũng có thể nuôi dúi

Khi thấy mô hình nuôi dúi của gia đình anh Trương Dụng cho thu nhập hơn chục triệu đồng/tháng, và đây là mức thu nhập khá cao so với đời sống ở nông thôn. Trong khi, để nuôi con dúi không cần nhiều diện tích, cũng như ít tốn công, người già hoặc trẻ em đều có thể chăm sóc, nên nhiều hộ dân ở xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) và nhiều địa phương khác tìm đến nhà anh Dụng để học hỏi kinh nghiệm, đều được anh Dụng chia sẻ tận tình.

Chỉ với diện tích 25 m2, anh Trương Dụng ngăn thành dãy và chia ra 80 ô nuôi dúi.

Theo anh Dụng, làm chuồng nuôi dúi rất đơn giản, có nhiều kiểu chuồng. Do đặc tính của loài dúi hay ủi đất để làm hang, nếu nuôi trên đất vườn thì đổ bê tông làm sàn để dúi không thể ủi đất trốn ra ngoài, vách chuồng xây bằng gạch cao khoảng 60 cm, rồi chia thành từng ô nhỏ. Có người tận dụng sàn nhà bằng gạch bông và dùng những viên gạch lót sàn dựng lên thành từng ô, cứ mỗi 1 m2 chia thành 4 ô, mỗi ô có diện tích 50 x 50 cm, chiều cao khoảng 60 cm. Nhà anh Dụng chỉ sử dụng diện tích 25 m2, chia thành 80 ô, diện tích còn thừa được làm đường đi giữa các dãy ô, để người nuôi có thể đi thăm, cho từng con dúi ăn, cho dúi giao phối, tách đàn…

Thức ăn của dúi thường là tre, bắp và mía.

“Về thức ăn, dúi rất thích ăn thân tre hoặc lồ ô, do dúi là loài gặm nhấm, nên cứ khoảng 2 - 3 ngày người nuôi chỉ cần thả vào chuồng dúi từ 2 - 3 lóng tre, mỗi lóng dài khoảng 20 cm, nếu chuồng nuôi nhiều con thì cho số lóng tre tương ứng với số con. Nếu muốn bồi bổ thêm cho dúi, thỉnh thoảng cho 1 - 2 quả bắp vào chuồng. Đối với thức uống, loài dúi rất dị ứng với nước, vì thế để dúi không bị khát, người nuôi thường cho vào chuồng 1 - 2 lóng mía để không những giải quyết được khẩu phần ăn, mà còn bù nước uống cho dúi”, anh Dụng cho biết.

Cũng giàu lên nhờ việc nuôi hàng nghìn con dúi là trường hợp chị Nguyễn Thị Trị (SN 1977, ngụ huyện Đăk R’Lấp, tỉnh Đắk Nông). Chị Trị khẳng định nuôi dúi rất dễ, không cần nhiều diện tích, chuồng dễ dựng, không tốn nhiều công nhưng đem lại thu nhập rất cao, nhưng để dúi sinh sôi mình phải chăm bẵm nó như thú cưng. Dúi có 2 loại: dúi má đào (giống dúi Lào, màu đỏ) và dúi mốc (dúi Việt Nam, màu xám).

“Căn bệnh thường gặp ở loài dúi là tiêu chảy, nếu trị không đúng thuốc hoặc trị không không kịp thì dúi sẽ chết. Do đó, để trị căn bệnh này ở dúi, người nuôi phải vệ sinh chuồng mỗi tuần 1 lần bằng thuốc sát khuẩn Vime Iodine hoặc Povidone Iodine, xịt xung quanh thành của ô nuôi”, chị Nguyễn Thị Trị chia sẻ.

Chuồng và thức ăn của dúi. Clip của chị Nguyễn Thị Trị cung cấp.

 

Góp phần xây dựng nông thôn mới nâng cao

Anh Trương Dụng cho biết, sau thời gian phát triển mô hình nuôi dúi, đời sống kinh tế của nhiều hộ gia đình ở ấp 61, xã Sông Nhạn đã khá lên. “Để duy trì mô hình và có đủ nguồn dúi cung cấp cho nhà hàng, quán ăn, hiện nay chúng tôi đã lập tổ hợp tác gồm 5 hộ. Riêng trong dãy chuồng dúi của gia đình tôi luôn có lượng dúi hậu bị gồm: 30 con cái để sinh sản, 10 con đực để phối giống và 30 dúi con để dự trữ”, anh Trương Dụng nói.

Trao đổi với phóng viên báo Kinh tế & Đô thị, ông Thái Văn Lộc - Chủ tịch Hội Nông dân xã Sông Nhạn (huyện Cẩm Mỹ) cho biết, mô hình nuôi dúi của anh Trương Dụng rất có hiệu quả kinh tế. Vì vậy, được sự đồng ý của Đảng ủy - UBND xã, Hội Nông dân đã cho nhân rộng mô hình này và đã xây dựng được các tổ hợp tác nuôi dúi, đời sống kinh tế của những hộ nuôi loài này được nâng cao thấy rõ, vì giá của dúi rất đắt, góp phần vào việc xây dựng nông thôn mới nâng cao. Mô hình này cũng được đem đi triển lãm tại một số hội nghị về sản xuất nông nghiệp.

Kỹ sư bỏ phố về quê lập nghiệp từ... nuôi chim

Kỹ sư bỏ phố về quê lập nghiệp từ... nuôi chim

Những ông chủ vườn sưa...

Những ông chủ vườn sưa...

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

Bài cuối: Đưa vùng dân tộc tiến bước cùng Thủ đô

02 Apr, 05:48 AM

Kinhtedothi - Sự phát triển tiến bộ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã góp sức cùng Nhân dân Thủ đô và cả nước trong công cuộc đổi mới, phát triển và bảo vệ Tổ quốc. Trong tình hình mới, vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp nhằm tạo xung lực để đồng bào các dân tộc thiểu số của Thủ đô vững tin bước vào Kỷ nguyên mới.

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

Quảng Ngãi: còn những khó khăn trong xây dựng nông thôn mới

01 Apr, 09:06 PM

Kinhtedothi-Đạt được những kết quả tích cực, góp phần tích cực thay đổi bộ mặt nông thôn và nâng cao đời sống của người dân nhưng Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) ở Quảng Ngãi còn gặp nhiều khó khăn.

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

Hiện thực sinh động nhìn từ Hà Nội - Bài 2: Dấu ấn quyết sách đầu tư

01 Apr, 06:51 AM

Kinhtedothi - Kể từ sau khi Nghị quyết số 88/2019/QH14 được Quốc hội ban hành, thông qua các cơ chế, chính sách đặc thù, Hà Nội đã huy động hơn 5.000 tỷ đồng để đầu tư phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô. Nhờ đó đến nay, TP đã cơ bản hoàn thành 100% các chỉ tiêu của Nghị quyết, về đích sớm trước 5 năm kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2030.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ